Monday 31 December 2018

Đức Maria, Thiên Mẫu và Mẫu Gương

LỄ MẸ THIÊN CHÚA, QUAN THẦY GIÁO PHẬN MỚI HÀ TĨNH
Ds 6,22-27; Gl 4,4-7; Lc 2,16-21

Hôm nay là ngày đầu tiên của năm mới, chúng ta cử hành trọng thể lễ Mẹ Thiên Chúa với ý nguyện cầu bình an cho toàn thế giới.

Thursday 20 December 2018

Truyền Tin, biến cố độc nhất vô nhị


Lc 1,26-38
Bài Tin Mừng Luca 1,26-38 tường thuật về biến cố Truyền Tin, một biến cố gợi lên nhiều ý nghĩa. Chúng ta dừng lại suy niệm một vài điểm:

Sunday 25 November 2018

Vai Trò Thiên Chúa Ba Ngôi Trong Phụng Vụ


Chúng ta tin vào mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi như thế nào, thì chúng ta tuyên xưng mầu nhiệm đó như thế ấy trong phụng vụ. Công Đồng Vaticanô II nói rằng: “Phụng vụ là tột đỉnh quy hướng mọi hoạt động của Giáo Hội, đồng thời, là nguồn mạch tuôn trào mọi năng lực của Giáo Hội.”[1] Phụng vụ có mục đích tôn vinh Thiên Chúa và thánh hóa con người. Thiên Chúa Ba Ngôi vừa là chủ thể, vừa là cùng đích của phụng vụ Giáo Hội.

Tuesday 13 November 2018

Con chỉ là đầy tờ vô duyên, bất tài

Trong Tin Mừng Luca 17,7-10, Chúa Giêsu dạy các Tông Đồ rằng: “Khi đã làm tất cả những gì theo lệnh phải làm, thì hãy nói: “Chúng tôi là những đầy tớ vô dụng, chúng ta đã chỉ làm việc bổn phận đấy thôi” (Lc,17,10).

Monday 22 October 2018

Thánh Giustinô, tổ phụ của việc đối thoại giữa đức tin và lý trí

Thánh Giustinô sinh khoảng năm 100 và tử đạo vào năm 165 tại Nablus, Samaria. Sinh trưởng trong một gia đình ngoại giáo, nhưng Ngài luôn nuôi dưỡng nhiệt tình tìm kiếm Thiên Chúa chân thật. Với nhiệt tình này, Ngài đã tiếp xúc với mọi triết thuyết đương thời và không thoả mãn được các đòi hỏi của trí khôn.

Saturday 20 October 2018

Quyền bính để phục vụ


CHÚA NHẬT XXIX THƯỜNG NIÊN B
Is 53,2a. 3a. 10-11; Hr 4,14-16; Mc 10,35-45

Nếu Tin Mừng Chúa Nhật vừa rồi nói về tiền của, thì Tin Mừng hôm nay lại cung cấp cho chúng ta quan điểm của Chúa Giêsu về một trong những thần tượng lớn nhất của thế gian: đó là quyền lực.

Friday 19 October 2018

Đức Maria, người phụ nữ Thánh Thể


Bí tích Thánh Thể như là nguồn mạch và là tột đỉnh của đời sống Kitô hữu. Bí tích Thánh Thể là bí tích để cử hành, để sống và chiêm ngắm.
Trong Tông thư “Ecclesia de Eucharistia” (Giáo Hội bởi Thánh Thể), thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II gọi: “Đức Maria là người phụ nữ của Thánh Thể với toàn vẹn đời sống của Mẹ. Giáo Hội khi ngước nhìn Mẹ như là mẫu gương, được mời gọi bắt chước Mẹ ngay cả trong tương quan của Mẹ với bí tích cực thánh này” (EE 53).

Tuesday 9 October 2018

Kinh Lạy Cha, lời kinh đẹp nhất!


Như chúng ta biết, Kinh Lạy Cha là kinh đẹp nhất trong kinh nguyện Kitô giáo. Bởi lẽ, Kinh này là do chính Chúa Giêsu trực tiếp dạy. Thánh Ciprianô nói: “Khi chúng ta đọc Kinh Lạy Cha, chúng ta cầu nguyện lên Thiên Chúa bằng chính lời Thiên Chúa ban tặng cho chúng ta.”

Saturday 22 September 2018

Lý tưởng phục vụ

CHÚA NHẬT XXV THƯỜNG NIÊN B

Kn 2,12.17-20; Gc 3,16-4,3; Mc 9,30-37
Một hành vi nhân linh có thể được thúc đẩy bởi nhiều động lực khác nhau, tốt hoặc xấu. Cũng thế, việc bước theo Chúa và làm môn đệ Giêsu cũng được thúc đẩy bởi những động lực khác nhau, có khi có những động lực ngay lành, thánh thiện, nhưng có khi cũng hàm chứa những động lực rất trần tục theo kiểu thế gian. Đó là điều được phản ánh trong các bài đọc Lời Chúa hôm nay.

Tuesday 18 September 2018

Phải chăng Phaolô là ông tổ của tư tưởng "trần tục hóa"?

Khi đọc các bản văn của thánh Phaolô, như ta sắp làm ở đây, chúng ta không tìm thấy trong đó những ý tưởng của chúng ta về trần tục hoá. Ngài đã sống trong một thế giới khác và trong một thời đại khác. Tuy nhiên, dưới một vài khía cạnh nào đó, Ngài có thể xuất hiện như một ông tổ của khái niệm này. Chúng ta thử tìm hiểu vắn tắt về ba từ mà các thư của Ngài đã dùng để nói về vũ trụ. Tiếp đến, chúng ta sẽ suy nghĩ về ba chiều kích như vũ trụ luận, nhân luận và đạo đức học được hàm ngụ trong tư tưởng của thánh nhân, khởi từ tính mới mẻ của Đức Tin Kitô giáo. Nhưng chúng ta nhận thấy, ba chiều kích này đôi khi lại hàm chứa lẫn nhau.

Saturday 15 September 2018

Anh em bảo Thầy là ai?

CHÚA NHẬT XXIV THƯỜNG NIÊN B
Is 50:5-9a; Gc 2,14-18; Mc 8,27-35
Cả ba Tin Mừng Nhất Lãm đều trình thuật cuộc đối thoại của Chúa Giêsu với các môn đệ Người ở Xêdarê Phillipê. Người hỏi họ rằng người ta nói Thầy là ai? Cả ba Tin Mừng đều ghi lại câu trả lời của Phêrô rằng: “Thầy là Đấng Kitô.”

Friday 31 August 2018

Thiện căn hệ tại lòng ta

CHÚA NHẬT XXII THƯỜNG NIÊN B
Ðnl 4,1-2. 6-8; Gc 1,17-18.21b-22.27; Mc 7,1-8a.14-15.21-23
Hôm nay, Chúa Nhật XXII thường niên B, chúng ta tìm hiểu về Luật Chúa là luật đích thực của tôn giáo. Luật này được kiện toàn trong bí tích tình yêu và chỉ tồn tại trong tâm hồn tinh tuyền và thánh thiện. Vì thế, các bài đọc hôm nay hướng dẫn chúng ta suy tư về cách thế tốt nhất để tuân giữ luật Chúa, nhờ đó chúng ta đạt tới ơn cứu độ.

Tuesday 7 August 2018

Thiên Chúa Ba Ngôi trong Luca, Mátthêu, thư Hípri và Gioan

III. BA NGÔI TRONG CHỨNG TỪ CỦA LUCA, MÁTTHÊU, THƯ HÍPRI VÀ GIOAN
“Con được thấy và nhìm ngắm Ba Ngôi Thiên Chúa ở trên ngai tòa vinh quang hay trên tòa uy linh thần linh” (Ignatiô Loyola, Linh Thao).

Friday 3 August 2018

Thiên Chúa Ba Ngôi trong các Thư của Phaolô

THIÊN CHÚA BA NGÔI TRONG TÂN ƯỚC (TIẾP TỤC)
II. THIÊN CHÚA BA NGÔI THEO THÁNH PHAOLÔ 

“Lạy Chúa, con có thể trút hơi thở cuối cùng trong cánh tay âu yếm của Ngài che chở, với nụ hôn nồng nàn của Ngài! Tâm hồn con chỉ có thể tìm thấy chính mình khi ở nơi Ngài ở, nơi không giới hạn, không chia cắt, khi con được sống và tạ ơn trong sự sung mãn vĩnh cửu, với Chúa Cha, Chúa Thánh Thần, là Thiên Chúa thật, trong thế giới vĩnh hằng muôn thuở!” (St. Gertrude of Helfta, The Herald of Divine Love). 
“Tất cả chúng ta hãy thức dậy từ nơi ở của mình để tôn thờ và sùng kính Thiên Chúa Ba Ngôi” (Luật Dòng Biển Đức). 

Friday 27 July 2018

Thiên Chúa Ba Ngôi trong Tin Mừng Nhất Lãm


PHẦN II 
SỰ MỚI MẺ CỦA TÂN ƯỚC 
VỀ THIÊN CHÚA BA NGÔI 

“Chúa Cha làm chứng, Chúa Con được làm chứng và Chúa Thánh Thần được sai đến để làm chứng cho Chúa Con” (Theodore thành Mopsuestia, tập 166).

Saturday 7 July 2018

The eyes of faith


Two days ago, when I went out with father Carl to have lunch, I saw a series of beautiful pictures in the shop window. These pictures are made from small stones found on the coast. The artist picked them up and then put them together into frames, to make them become many beautiful masterpieces.

Monday 25 June 2018

Theotokos, tước hiệu cao cả nhất của Đức Maria



Khi nói về vai trò của Đức Maria trong chương trình cứu độ, một trong những bản văn cổ nhất nói về Đức Maria với tước hiệu Đức Maria Mẹ Thiên Chúa, đó là bản văn trong thư của thánh Phaolô gửi tín hữu Galata, ngài loan báo mầu nhiệm này như sau: “Khi thời gian tới hồi viên mãn, Thiên Chúa đã sai Con mình tới, sinh làm con một người đàn bà, và sống dưới Lề Luật, để chuộc những ai sống dưới Lề Luật, hầu chúng ta nhận được ơn làm nghĩa tử” (Gl 4,4-5).

Sunday 17 June 2018

Điều vĩ đại đến từ điều nhỏ bé



CHÚA NHẬT XI THƯỜNG NIÊN B

Ed 17,22-24; 2Cr 5,6-10; Mc 4,26-34
Lời Chúa hôm nay mời gọi chúng ta suy niệm về những điều vĩ đại của Nước Thiên Chúa ẩn dấu trong những việc nhỏ bé, những biến cố bình thường và trong những con người thấp hèn. Nhưng đó là cách thức mà Thiên Chúa thực hiện và thiết lập Nước Trời.

Tuesday 29 May 2018

Theo Chúa để làm gì và được gì?


Đọc Lời Chúa trong những ngày cuối năm học, nổi lên hai câu hỏi giúp chúng ta lượng giá và tiếp tục dấn thân.

Sunday 27 May 2018

Vẻ đẹp của mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi



Ngày này có một số người chủ trương nên bãi bỏ niềm tin vào Thiên Chúa Ba Ngôi để có thể dễ tin và dễ dàng hơn trong việc đối thoại với người Do Thái và Hồi Giáo vốn chỉ tin vào một Thiên Chúa độc nhất.

Thursday 24 May 2018

Ba Ngôi, mầu nhiệm cả trong Đạo

Lễ Thiên Chúa Ba Ngôi
Đnl 4,32-34. 39-40; Rm 14-17; Mt 28,16-20 


Sau lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống, phụng vụ Giáo Hội mời gọi chúng ta long trọng cử hành lễ Thiên Chúa Ba Ngôi rất thánh. Qua việc cử hành này giúp chúng ta nhận biết và tôn thờ một Thiên Chúa trong Ba Ngôi.

Saturday 19 May 2018

Đấng Bảo Trợ mới


LỄ CHÚA THÁNH THẦN HIỆN XUỐNG
Cv 2,1-11; 1Cr 12,3b-7.12-13; Ga 20,19-23
Mừng đại lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống, phụng vụ Lời Chúa nói nhiều đến Chúa Thánh Thần. Có lẽ trong Ba Ngôi Thiên Chúa, Chúa Thánh Thần là Đấng thường bị quên lãng, ít được biết đến hơn cả. Và nói về Chúa Thánh Thần là một điều rất khó khăn. Bởi lẽ, Người là Đấng thiêng liêng sáng láng vô cùng, một khuôn mặt bí nhiệm và ẩn dấu nhất trong Thiên Chúa. Để giúp chúng ta hiểu điều gì đó về Thánh Thần, tôi mượn ba hình ảnh rất gần gũi và cần thiết trong cuộc sống, được Kinh Thánh dùng để nói về Người. Đó là không khí, ánh sáng và nước.

Tuesday 1 May 2018

Chúa là cây nho, con là cành nho

Chúa Nhật V Phục Sinh B
Nếu Chúa Nhật IV vừa rồi, Chúa Giêsu dùng hình ảnh người mục tử và đoàn chiên để nói lên sự chăm sóc, quan phòng, hướng dẫn của Chúa đối với chúng ta, thì Chúa Nhật V này, Chúa Giêsu lại dùng hình ảnh cây nho và cành nho để diễn tả sự kết hợp khăng khít giữa chúng ta với Chúa như là điều kiện thiết yếu để sinh nhiều hoa trái.

Wednesday 24 January 2018

Một Cuộc Hoán Cải Kỳ Diệu



LỄ THÁNH PHAOLÔ TRỞ LẠI


25/01


Hôm nay, chúng ta mừng lễ kính thánh lễ Phaolô trở lại. Trong thánh lễ này, chúng ta tập trung suy niệm về cuộc hoán cải kỳ diệu của thánh Phaolô.

Sunday 21 January 2018

Hãy sám hối và tin vào Tin Mừng



CHÚA NHẬT III THƯỜNG NIÊN B
Gn 3,1-5,10; 1 Cr 7,29-31; Mc 1,14-20
 Sau khi Gioan bị bắt, Chúa Giêsu đến miền Galilê rao giảng Tin Mừng của Thiên Chúa, Người nói: “Thời kỳ đã mãn, và Triều Đại Thiên Chúa đã đến gần. Anh em hãy sám hối và tin vào Tin Mừng” (Mc 1,14-15).

Tuesday 16 January 2018

Ơn gọi, hồng ân và sứ vụ


CHÚA NHẬT II THƯỜNG NIÊN B
 Lời Chúa: 1 Sm 3,3b-10.19; 1 Cr 6,13-15.17-20; Ga 1,35-42

Bước vào mùa thường niên với Chúa Nhật II của phụng vụ năm B, chúng ta suy niệm về một chủ đề rất quan trọng mà Lời Chúa hôm nay gợi lên, đó là: “Ở lại trong Chúa để có thể làm chứng cho Chúa.”

Sự toàn tại của Chúa Kitô trong thời gian


“Đức Giêsu Kitô vẫn là một, hôm qua cũng như hôm nay, và như vậy mãi đến muôn đời” (Hr 13,8).



1- Chúa Kitô và Thời Gian

Lần trước, sau khi đã suy niệm về vai trò của Chúa Kitô trong vũ trụ, tôi muốn dành suy niệm thứ hai này cho vai trò Chúa Kitô trong lịch sử nhân loại: sau khi tìm hiểu sự hiện diện của Người trong không gian, giờ đây chúng ta sẽ tìm hiểu sự hiện diện của Người trong thời gian.

Thursday 11 January 2018

Hãy đón nhận Lời đã gieo trong chúng ta


Suy tư về Hiến chế Tín lý Dei Verbum
Chúng ta hãy tiếp tục suy tư về những tài liệu chính yếu của Công đồng Vatican II. Một trong bốn “Hiến chế” đã được Công đồng phê chuẩn, đó là Hiến chế về Lời Chúa, Dei Verbum, có tựa đề là “Hiến chế Tín lý” cùng với Hiến chế về Giáo hội, Lumen Gentium. Điều này có thể lý giải sự kiện là, với bản văn này, Công đồng có ý tái khẳng định tín điều về sự linh hứng thần linh của Kinh thánh và đồng thời muốn xác định tương quan của nó với truyền thống. Trung thành với ý định của mình là chỉ làm nổi bật những khía cạnh tu đức và giáo huấn trong các bản văn của Công đồng, ở đây tôi cũng sẽ tự giới hạn cho những suy tư nhắm tới những thực hành và suy niệm cá nhân.

Friday 5 January 2018

Chúa tỏ mình cho mọi người

Lễ Hiển Linh
Lời Chúa: Is 60,1-6; Ep 3,2-3a.5-6; Mt 2,1-12
Hôm nay, chúng ta long trọng cử hành lễ Hiển Linh. Từ cổ xưa, lễ này được gọi là “lễ Ánh Sáng” hay “Lễ Ba Vua;” nay gọi là lễ Hiển Linh, được dịch từ tiếng Hy Lạp bởi từ Epifania, có nghĩa là sự tỏ mình, sự bày tỏ vinh quang: Thiên Chúa tỏ mình ra cho nhân loại nhờ Con Chúa làm người là Chúa Giêsu là Đấng Cứu Thế và là Ánh Sáng cho muôn dân.

Wednesday 3 January 2018

Những lần sinh hạ của Con Thiên Chúa

 Trong mùa Giáng Sinh, toàn thể Giáo Hội đang cử hành mừng sinh nhật Chúa Giêsu. Biến cố Con Thiên Chúa giáng sinh là tin mừng trọng đại, mang lại niềm vui lớn lao cho toàn thể nhân loại. Ngay cả các tầng trời và địa cầu đều mừng rỡ hân hoan. Bởi vì, Đấng Cứu Thế đã được sinh ra cho chúng ta.