Tuesday 29 November 2022

Mùa Vọng, thời gian trải nghiệm Chúa hiện diện

Có lẽ trong chúng ta ai cũng có kinh nghiệm về sự gặp gỡ. Sự hiện diện của một ai đó mà chúng ta chờ đợi mang lại cho chúng ta niềm vui. Sự viếng thăm của họ đụng chạm tới con tim của chúng ta và làm cho cuộc sống chúng ta được biến đổi và phong phú hơn.

Thời gian Mùa Vọng mà chúng ta vừa mới bắt đầu là thời gian đặc biệt để chúng ta kinh nghiệm về sự hiện diện của Thiên Chúa trong cuộc sống chúng ta.

Thursday 27 October 2022

Đọc dấu chỉ thời đại

Mỗi thời đại đều có những dấu chỉ mà chúng ta phải biết đọc để hiểu và để sống.

Đọc dấu chỉ thời đại cũng giống như đọc dấu chỉ thời tiết, nghĩa là người ta nhìn hiện tượng để đoán nguyên nhân và hậu quả.

Chẳng hạn như, ngày xưa, khi chưa có khoa học, cha ông ta có kinh nghiệm này: 

“Chuồn chuồn bay thấp thì mưa, 

bay cao thì nắng, bay vừa thì râm.”

Hoặc là: “Ráng vàng thì gió, ráng đỏ thì mưa.”

Wednesday 5 October 2022

Khi cầu nguyện, ta xin gì và Chúa ban gì?

Ngày hôm qua, Chúa Giêsu dạy chúng ta phải cầu nguyện như thế nào qua Kinh Lạy Cha. Ngày hôm nay, Người dạy chúng ta phải kiên trì và bền chí trong cầu nguyện qua dụ ngôn một người bạn nữa đêm đến nhà gõ cửa nhà một người bạn khác để xin vay ba cái bánh. Dẫu bị quấy rầy lúc nữa đêm, nếu không vì tình bạn, người đó cũng phải dậy để giúp vì anh ta cứ lì ra đó. Sau đó Chúa vừa khích lệ vừa quả quyết: “Ai xin thì nhận được, ai tìm thì thấy, ai gõ cửa thì sẽ mở cho” (x. Lc 11,5-13).

Monday 3 October 2022

Đúc kết Hội nghị Thường niên các Đại Chủng viện Việt Nam

TỪ NGÀY 04 ĐẾN 09/7/2022 TẠI TOÀ GIÁM MỤC ĐÀ LẠT

1. Sau ba năm không thể tổ chức vì đại dịch Covid 19, năm nay, nhờ ơn Chúa, hội nghị thường niên các Đại Chủng viện Việt Nam được tổ chức tại Tòa Giám mục Đà Lạt, từ ngày 04 đến 09 tháng Bảy năm 2022, trong bối cảnh toàn thể Giáo hội đang thực hiện tiến trình hiệp hành ở cấp giáo phận và Giáo hội Việt Nam đang hướng đến tiến trình phong thánh cho Đức cha Francois Pallu và Đức cha Pierre de la Motte. Với bối cảnh đó, chủ đề được chọn cho hội nghị lần này là: “CON ĐƯỜNG LOAN BÁO TIN MỪNG VÀ XÂY DỰNG GIÁO HỘI VIỆT NAM CỦA ĐỨC CHA PIERRE LAMBERT DE LA MOTTE VÀ VIỆC ĐÀO TẠO LINH MỤC TRONG BỐI CẢNH TIẾN TRÌNH HIỆP HÀNH VÀ HẬU COVID 19”.

Ý Nghĩa của phép lạ

CHÚA NHẬT XXVIII THƯỜNG NIÊN 
2V 5,14-17; 2Tm 2,8-13; Lc 17,11-19
Khi Chúa Giêsu trên đường lên Giêrusalem, có mười người phong cùi đến gặp Người tại cửa vào một làng. Họ đứng từ đàng xa và kêu lớn tiếng: “Lạy Thầy Giêsu, xin dủ lòng thương chúng tôi!” Chúa Giêsu động lòng thương và nói với họ: “Hãy đi trình diện với các tư tế.” Khi đi gặp các tư tế, cả mười người phong cùi nhận thấy mình được khỏi bệnh. Một người trong số họ quay trở lại tạ ơn Chúa Giêsu, người đó lại là người Samari. Đây là phép lạ Chúa Giêsu chữa lành những người phong cùi được thánh Luca trình thuật trong bài Tin Mừng mà chúng ta vừa nghe.

Friday 30 September 2022

Tin có Chúa nhờ vẻ đẹp của vũ trụ


Kh 1,2-3; 2,2-4; 2 Tm 1,6-8.13-14; Lc 17,5-10
Bài Tin Mừng hôm nay bắt đầu bằng lời cầu xin của các Tông Đồ với Chúa Giêsu: “Thưa Thầy, xin thêm lòng tin cho chúng con.” Thay vì làm thỏa mãn nguyện vọng của họ, Chúa Giêsu có vẻ như muốn thách thức họ. Người nói: “Nếu anh em có lòng tin lớn bằng hạt cải, thì dù anh em có bảo cây dâu này: ‘Hãy bật rễ lên, xuống dưới biển kia mà mọc,’ nó cũng sẽ vâng lời anh em.”

Friday 23 September 2022

Sức mạnh của đồng tiền

CHÚA NHẬT XXV THƯỜNG NIÊN
Am 8,4-7; 1 Tm 2,1-8; Lc 16,1-13

Có lẽ, trong cuộc sống, tiền là từ mà mỗi ngày chúng ta nói nhiều nhất. Ngày nào chúng ta cũng nói đến tiền. Vì thế, có người định nghĩa: “Con người là con vật miệng luôn kêu tiền tiền.”
Sự kiện này cho thấy tiền bạc đóng một vai trò quan trọng trong cuộc sống của chúng ta. Vì thế, người ta nói rằng: “Có tiền mua tiên cũng được.” Nhà thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm nói về thói đời: “Còn tiền còn bạc còn đệ tử. Hết cơm hết gạo hết ông tôi.”

Monday 19 September 2022

Chân lý sẽ giải thoát chúng ta

Bài tham luận đầu năm học 2022-2003

Năm nay, Ban Đào tạo chọn câu “Sự thật sẽ giải thoát anh em” (Ga 8,32) làm châm ngôn sống trong bối cảnh sự giả dối lên ngôi trên mạng, ngoài xã hội và trong lòng người. Chúng ta sẽ khai triển chủ đề này xuyên suốt năm học dưới nhiều hình thức khác nhau. Trong khuôn khổ ở đây, xin được gợi ý một vài suy tư về châm ngôn liên quan đến nhận thức luận và việc đạo tạo linh mục.

Saturday 10 September 2022

Thánh Thể, bí tích hiệp thông

BẢY CHÚA NHẬT XXIII C
Thánh Thể, bí tích hiệp thông

Có ba đối tượng căn bản mà anh em cố gắng học để yêu mến trong năm học: đó là Đức Maria, Kinh Thánh và Thánh Thể. Bài đọc I nói về Thánh Thể là bí tích hiệp thông rất hay, hiệp thông chiều dọc là với Thiên Chúa và hiệp thông chiều ngang với anh chị em: 

Saturday 25 June 2022

Điều kiện để theo Chúa

CHÚA NHẬT XIII MÙA THƯỜNG NIÊN 
1 V 19,16b.19-21; Gl 4,31-5,1.13-18; Lc 9,51-62 
Bài Tin Mừng hôm nay nói về ba cuộc gặp gỡ trên cùng một con đường. Có thể đây là những cuộc gặp gỡ xảy ra trong những thời gian khác nhau nhưng tác giả Tin Mừng Luca gộp lại thành một chủ đề: những điều kiện để theo Chúa Giêsu. Theo bản văn của Luca (9,57-62), có ba trường hợp: 

Tuesday 21 June 2022

Gioan Tẩy Giả, vị ngôn sứ cao cả nhất


MỪNG SINH NHẬT THÁNH GIOAN TẨY GIẢ
24/6
Hôm nay toàn thể Giáo Hội Công Giáo mừng trọng thể lễ sinh nhật của thánh Gioan Tẩy Giả. Từ thế kỷ thứ IV, Giáo Hội đã cử hành thánh lễ này rồi. Đây là một lễ rất lâu đời xét về mặt thời gian. Câu hỏi đầu tiên đặt ra là tại sao Giáo Hội mừng lễ sinh nhật của thánh Gioan Tẩy Giả cách trọng thể như thế?

Phêrô - Phaolô, hai tên gọi một lý tưởng

LỄ HAI THÁNH TÔNG ĐỒ PHÊRÔ VÀ PHAOLÔ
Ngày 29/6
Mừng lễ trọng hai thánh Tông Đồ Phêrô và Phaolô là dịp chúng ta suy ngắm hai khuôn mặt trổi vượt và quan trọng này trong Hội Thánh Chúa.

Saturday 18 June 2022

Thánh Thể, Nguồn Mạch Lòng Thương Xót


LỄ MÌNH MÁU THÁNH CHÚA, NĂM C
St 14,18-20; 1 Cr 11,23-26; Lc 9,11b-17

1- Tình mẹ như tình Chúa

Trong vụ động đất kinh hoàng ở Nhật Bản vào tháng 3 năm 2011, có một câu chuyện hết sức xúc động được lan truyền khắp thế giới mạng về một phụ nữ trẻ đã hy sinh thân mình để che chở và bảo vệ đứa con nhỏ của cô. Câu chuyện này khiến nhiều người phải thán phục trước tình mẫu tử thiêng liêng và tinh thần dũng cảm của người Nhật.

Saturday 11 June 2022

Ba Ngôi khác biệt nhưng hiệp nhất


Cn 8,22-31; Rm 5,1-5; Ga 16,12-15
Suy tư về mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi là khám phá nguồn gốc sâu xa nhất của chúng ta, bởi lẽ, chúng ta phát xuất từ Ba Ngôi và hướng về Ba Ngôi như là cùng đích đời người, như nước dòng sông phát xuất từ biển cả mênh mông và rồi trở về với nguồn gốc của nó.

Sunday 5 June 2022

Chúa Thánh Thần, Đấng Sáng Tạo

LỄ CHÚA THÁNH THẦN
Cv 2, 1-11; 1 Cr 12, 3b-7.12-13; Ga 20,19-23

Lời Chúa của đại lễ Chúa Thánh Thần cho phép chúng ta chọn một khía cạnh nền tảng để suy tư về hành động của Chúa Thánh Thần như là Đấng Sáng Tạo, hay sức mạnh sáng tạo của Chúa Thánh Thần. 



Saturday 4 June 2022

Chúa Thánh Thần, linh hồn của Giáo Hội

LỄ CHÚA THÁNH THẦN HIỆN XUỐNG
Cv 2, 1-11; 1 Cr 12, 3b-7.12-13; Ga 20,19-23

Niềm tin căn bản mà Chúa Giêsu Mạc khải là niềm tin vào Thiên Chúa Ba Ngôi: Chúa Cha, Chúa Con và Thánh Thần. Ba Ngôi Vị khác biệt nhưng hiệp nhất nên một. Kinh Thánh cho ta biết: Chúa Cha là Đấng Sáng Tạo, Chúa Con là Đấng Cứu Độ, và Chúa Thánh Thần là Đấng Thánh Hóa. Tất cả mọi sự từ Chúa Cha, nhờ Chúa Con và trong Thánh Thần.

Saturday 28 May 2022

Niềm vui Chúa Lên Trời

LỄ CHÚA LÊN TRỜI
Cv 1,1-11; Dt 9,24-28.10,19-23; Lc 24,46-53
Thông thường, khi có ai ra đi, chúng ta thường cảm thấy buồn và thương nhớ. Bởi vì ra đi là chết đi trong lòng một ít như người Pháp nói: “Partir c’est mourir un peu.” Tuy nhiên, việc Đức Giêsu chia tay các môn đệ để về cùng Chúa Cha lại là biến cố của niềm vui. Các Tông Đồ trở về cõi thế. Chia tay đôi ngã, tuy ngậm ngùi nhưng lòng vẫn chan chứa niềm vui.

Lượng giá: những tiêu chuẩn của người môn đệ Chúa

Trong những ngày cuối năm học, chúng ta được mời gọi tự lượng giá về kết quả đào tạo của chính mình sau một chặng đường huấn luyện. Lời Chúa giúp chúng ta thực hiện điều này.

Trong  sách Công Vụ Tông Đồ (Cv 1,10tt), thánh Phêrô đưa ra 3 tiêu chuẩn để chọn người thay thế cho Giuđa, kẻ phản bội, dựa trên đó, họ rút thăm và chọn Mátthia vào nhóm 11.

Saturday 21 May 2022

Chúa là nguồn bình an

CHÚA NHẬT VI PHỤC SINH
Cv 15,1-2,22-29; Kh 21,10-14,22-23; Ga 14,23-29
Nếu Chúa Nhật vừa rồi, Lời Chúa nói về giới răn yêu thương, thì Chúa Nhật tuần này, Lời Chúa nói về bình an là món quà quý giá mà Đấng Phục Sinh ban tặng.
Trong bài Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu nói: “Thầy để lại bình an cho anh em, Thầy ban cho anh em bình an của Thầy. Thầy ban cho anh em không theo kiểu thế gian” (Ga 14,27).

Saturday 14 May 2022

GIỚI RĂN MỚI

Cv 14,21b-27; Kh 21,1-5a; Ga 13,31-33a.34-35
Sứ điệp trung tâm của phụng vụ Lời Chúa tuần này là giới răn yêu thương: “Anh em hãy yêu thương nhau, như Thầy đã yêu thương anh em.” Chúa Giêsu lặp lại ba lần những lời này. Điều đó cho thấy đây là mạc khải quan trọng, Người gọi là giới răn mới. Nên trong thánh lễ này, chúng ta tìm hiểu về ý nghĩa của giáo huấn này.

Sunday 8 May 2022

Chúa là Mục Tử nhân lành

CHÚA NHẬT IV PHỤC SINH
Cv 13,14.43-52; Kh 7,9.14b-17; Ga 10,27-30
Trong cả ba năm phụng vụ, vào Chúa Nhật IV Phục Sinh chúng ta được nghe bài Tin Mừng Gioan về người mục tử nhân lành. Ở Chúa Nhật vừa rồi, Lời Chúa giúp chúng ta suy niệm về người đánh cá; Tin Mừng Chúa Nhật giới thiệu với chúng ta về người mục tử. Đây là hai hình ảnh quan trọng như nhau để diễn tả về sứ vụ cứu độ trong Tin Mừng. Hình ảnh thứ nhất có tước hiệu “những kẻ chài lưới người,” và hình ảnh thứ hai có tước hiệu là “mục tử của các linh hồn.” Cả hai danh hiệu đều được áp dụng cho các Tông Đồ.

Saturday 30 April 2022

Chứng Nhân Phục Sinh

Cv 5,27b-32.40b-41; Kh 5,11-14; Ga 21,1-19
Hôm nay, cộng đoàn chúng ta cử hành Chúa Nhật III Phục Sinh. Trong thánh lễ này, chúng ta cùng nhau tìm hiểu về chủ đề niềm tin vào Đức Kitô Phục Sinh qua ba điểm: Tin là gặp gỡ Đấng Phục Sinh; Tin là yêu mến Người, và cuối cùng tin là làm chứng cho Người.

Chính Thầy đây, đừng sợ!

Thứ Bảy Chúa Nhật II Phục Sinh

Ga 6,16-21

Tin vào Chúa và đi theo Chúa Giêsu, Đấng Cứu Độ, điều đó không có nghĩa là chúng ta sẽ được miễn chước mọi khó khăn thử thách trong cuộc sống. Đó là thông điệp chính yếu mà Lời Chúa hôm nay khẳng định.

Wednesday 27 April 2022

Thiên Chúa nào nơi bạn?

THỨ TƯ CHÚA NHẬT II PHỤC SINH

Ga 3,16-21

Vì lý do chủ quan hay do lối trình bày Giáo lý, người ta và cả chúng ta có thể quan niệm méo mó về Thiên Chúa giống như một ông cảnh sát, chuyên rình rập để phạt; Thiên Chúa giống như một vị quan toà nghiêm khắc trong phán quyết của mình; Thiên Chúa giống như một bạo chúa độc tài; hay Thiên Chúa như một ông chủ keo kiệt với các đầy tớ của mình… Hệ luận là: nếu ta quan niệm về Thiên Chúa như thế nào, thì ta sẽ sống và hành xử giống như vậy.

Saturday 23 April 2022

Chúa là Đấng giàu lòng thương xót

Cv 5,12-16; Kh 1,9-11a.12-13. 17-19; Ga 20,19-31
1- Chúa Phục Sinh, chuyện có một không hai
Câu chuyện đã xảy ra cách đây hơn 2000 năm mà chúng ta đang tưởng nhớ và cử hành hôm nay là câu chuyện Đức Giêsu thành Nadarét chết và sống lại, chuyện thật như bịa, chuyện có một không hai trong lịch sử nhân loại, chuyện quá mới mẻ gây ngạc nhiên đến mức không thể tưởng tượng, không thể tin nổi!

Thursday 21 April 2022

Chúa Phục Sinh là niềm vui quá lớn!

Suy niệm trong Tuần Bát Nhật Phục Sinh
Ga 20,11-18 
Biến cố Phục Sinh mang lại cho chúng ta một niềm vui. Niềm vui này quá lớn nên chúng ta vui mừng vì biến cố phục sinh, nhưng có thể niềm nui ấy chưa đủ lớn để có thể nói không chỉ vui mừng mà còn biểu tỏ niểm vui mừng đó qua cuộc sống: hoan hỉ, hớn hở. 

Saturday 16 April 2022

Chúa đã phục sinh!

CHÚA NHẬT I PHỤC SINH

Cv 10,34a. 37-43; Cl 3,1-4; Ga 20,1-9

Trong ba ngày qua, chúng ta tưởng niệm cuộc thương khó và tử nạn của Chúa Giêsu. Chúa đã chết thật và được mai táng trong mồ. Hôm nay, toàn thể Giáo Hội mừng đại lễ Chúa Kitô phục sinh. Đó là một biến cố gây ngạc nhiên, một sự kiện có một không hai trong lịch sử nhân loại và là nền tảng niềm tin của Kitô giáo.

Tuesday 12 April 2022

Tại sao Giuđa bán Chúa?

THỨ BA TUẦN THÁNH
Ga 13,21-38
Trong ngày thứ Ba Tuần Thánh, chúng ta suy niệm nhân vật Giuđa, kẻ phản bội bán Chúa. Tại sao Giuđa bán Chúa? Đó là câu hỏi mà người ta thường đặt ra từ hai ngàn năm nay. Dựa vào việc nghiên cứu Kinh Thánh, tôi đưa ra những lý do sau đây:

Monday 11 April 2022

Giêsu, Maria, Giuđa

Suy niệm thứ Hai Tuần Thánh

Tin Mừng của ngày thứ Hai Tuần Thánh cung cấp cho chúng ta một bức ảnh, trong đó có ba nhân vật đáng chú ý (Ga 12,1-11):

1. Thái độ của Chúa Giêsu

Chúa Giêsu là Con Thiên Chúa và một con người rất nhân bản. Sau những ngày vất vả với sứ vụ rao giảng, Ngài đến Betania để thăm viếng, bồi dưỡng và gặp gỡ những người bạn của mình. Betania cách Giêrusalem vài cây số về phía Đông. Tại nơi đây Đức Giêsu được đón tiếp rất thân tình. Người là hiện thân của Thiên Chúa nhưng đã sống thân phân con người, như một người Tôi Tớ hiền lành, nhân hậu. Bản tính thương xót của Thiên Chúa được thể hiện trong bản tính nhân bản của Ngài qua việc xây dựng mối tương quan bạn bè thân hữu, ngoài tương quan gia đình, họ hàng, các môn đệ, và tương quan sứ vụ với Dân Chúa.

Thursday 7 April 2022

Vụ Án Giêsu

CHÚA NHẬT LỄ LÁ
Is 50,4-7; Pl 2,6-11; Lc 22,14-23,56
Cái chết của Chúa Giêsu trên thập giá không phải là một biến cố ngẫu nhiên xảy ra. Nhưng là điểm tới và tột đỉnh của một quá trình đối kháng giữa Chúa Giêsu với những người Do Thái và giới lãnh đạo tôn giáo, xã hội thời đó. Đây là sự kiện lịch sử được các Tin Mừng tường thuật. Theo đó, Chúa Giêsu bị kết án tử hình vì những lý do sau đây:

Monday 4 April 2022

Ánh Sáng

THỨ HAI TUẦN V MÙA CHAY

ÁNH SÁNG (Ga 8,12)

Tôi ra Hà Nội học thêm một thành ngữ mới của dân Hà Thành về tiêu chuẩn để đánh giá chất lượng của một người hôm nay qua bốn từ: “Sáng, sang, xịn, mịn.” Trong đó tiêu chuẩn “sáng” vẫn  là tiêu chuẩn đầu tiên.

Các nhà qua học chụp hình ảnh thế giới từ trên cao xuống quả đất, ở vùng nào có nhiều ánh sáng là những vùng của những nước văn minh và phát triển, vùng nào tối là của những nước nghèo và kém phát triển. 

Thursday 31 March 2022

"Tôi không kết án Chị đâu"

CHÚA NHẬT V MÙA CHAY
Is 43,16-21; Pl 3,8-14; Ga 8,1-11
Tin Mừng hôm nay kể lại câu chuyện rất nổi tiếng về một người đàn bà bị bắt quả tang phạm tội ngoại tình, bị những người Biệt Phái và Luật Sĩ mang đến cho Chúa Giêsu để xét xử. Ý đồ của họ là xem Chúa Giêsu sẽ xử lý như thế nào trước tình huống này. Xét theo luật Môsê, người đàn bà này phải chịu ném đá cho đến chết vì tội ngoại tình. Nếu Chúa Giêsu xử theo luật này thì xem ra những lời Đức Giêsu nói về lòng thương xót mâu thuẫn với cách hành xử của Người.

Saturday 26 March 2022

"Danh Ngài là Thương Xót"

Gs 5,9a.10-12; 2 Cr 5,17-21; Lc 15,1-3.11-32
Tin Mừng Chúa Nhật IV Mùa Chay là trang Tin Mừng đẹp nhất của Kinh Thánh. Dụ ngôn “Người Cha nhân hậu” đã khiến cho mọi con tim phải xúc động. Nó có một sức mạnh đến ngạc nhiên, bởi con người không bao giờ hình dung được một vị Thiên Chúa có những cách hành xử đầy lòng thương xót như thế! Vì sự độc đáo đó, câu chuyện khiến chúng ta không thể nào quên được.

Friday 25 March 2022

Chấp nhận hay từ chối?

 LỄ TRUYỀN TIN (25/3)

Lc 1,26-38

Trong thánh lễ Truyền Tin hôm nay, tôi muốn gợi ý chúng ta suy niệm chủ đề: “Chấp nhận hay từ chối” dưới sự gợi hứng từ Lời Chúa.

Wednesday 23 March 2022

Hướng dẫn tiến trình thỉnh ý hiệp hành

Toàn thể Dân Chúa khắp nơi đang tích cực tham gia tiến trình Thượng Hội Đồng lần thứ 16 ở cấp giáo phận. Ngay từ đầu, Giáo phận Hà Tĩnh chúng ta cũng đã tiến hành học hỏi, chuẩn bị thực hiện tiến trình hiệp hành trong toàn giáo phận. Nay Ban Linh hoạt Giáo phận xin gợi ý ở đây một số hướng dẫn như là những điểm nhấn quan trọng, giúp soi sáng cho chúng ta thực hiện việc thỉnh ý Dân Chúa và sống kinh nghiệm hiệp hành theo đúng định hướng và tinh thần mà Thượng Hội Đồng mời gọi.

Saturday 19 March 2022

Sám hối và canh tân đời sống

CHÚA NHẬT III MÙA CHAY

Xh 3, 1-8a.13-15; 1 Cr 10,1-6.10.12; Lc 13,1-9

Một trong những chủ đề chính yếu của Lời Chúa hôm nay là sám hối và canh tân đời sống. Đây là sứ điệp cốt lõi của Tin Mừng và là lời mời gọi chính yếu của Mùa Chay thánh. Khởi đầu sứ vụ rao giảng, Đức Giêsu mời gọi: “Anh em hãy sám hối và tin vào Tin Mừng” (Mc 1,5).

Sunday 13 March 2022

Tôn Vinh Thiên Chúa Nơi Thân Xác Chúng Ta

CHÚA NHẬT II MÙA CHAY

St 15,5-12.17-18; Pl 3,17-4,1; Lc 9,28b-36

Tin Mừng Chúa Nhật II Mùa Chay kể lại biến cố Chúa Giêsu biến hình trên núi, trước sự chứng kiến của ba môn đệ thân tín là “Phêrô, Giacôbê và Gioan” (Lc 9,28). Đây là lần duy nhất Chúa Giêsu biến hình trước mặt các môn đệ: “Dung mạo người bỗng đổi khác, y phục Người trở nên trắng tinh chói lòa” (Lc 9,29). Chúng ta tìm hiểu ý nghĩa biến cố này.

Saturday 5 March 2022

Những cơm cám dỗ của Chúa

Đnl 26,4-10; Rm 10,8-13; Lc 4,1-13
Hôm nay, toàn thể Hội Thánh bước vào Mùa Chay thánh. Mùa Chay là thời gian đặc biệt để chúng ta rèn luyện các nhân đức, chiến đấu chống lại các chước cám dỗ bằng cách riêng năng cầu nguyện, chay tịnh và bố thí, nhờ đó mỗi người chúng ta trở thành thụ tạo mới trong Chúa Kitô.

Sunday 27 February 2022

Xem quả biết cây

CHÚA NHẬT VIII THƯỜNG NIÊN
Hc 27,5-8; 1 Cr 15,54-58; Lc 6,39-45
Chúa Nhật vừa rồi, chúng ta đã suy niệm về giới răn yêu thương kẻ thù, hôm nay chúng ta tìm hiểu về những thái độ đối xử với nhau trong cộng đoàn. Trong bài Tin Mừng, thánh Luca giới thiệu với chúng ta một loạt những giáo huấn của Chúa Giêsu như là những danh ngôn hay những “lời” khôn ngoan về thái độ của người môn đệ đích thực như: “Mù dắt mù sao, trò hơn thầy chăng, lấy cái rác nơi người mà không lấy cái xà trong mắt anh, xem quả biết cây, lòng đầy miệng mới nói ra.”

Sunday 20 February 2022

Hãy yêu thương kẻ thù

CHÚA NHẬT VII THƯỜNG NIÊN

1 Sm 26.2.7-9.12-13.23-23; 1 Cr 15,45-49; Lc 6, 27-38

Trong bài Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu đề nghị chúng ta thực hiện một cuộc cách mạng vĩ đại của Tin Mừng là tha thứ, yêu thương kẻ thù và làm ơn cho kẻ ghét anh em. Dưới hình thức những câu danh ngôn, Chúa Giêsu cho chúng ta một khuôn vàng thước ngọc để hành xử và qua đó Người nói cho chúng ta biết rằng yêu thương kẻ thù là cách thế để “chúng ta trở thành con cái Thiên Chúa.”

Sunday 13 February 2022

Hạnh Phúc Đầy Nghịch Lý

CHÚA NHẬT VI THƯỜNG NIÊN

Gr 17,5-8; 1 Cr 15,12. 16-20; Lc 6,17.20-20
Lời Chúa của Chúa Nhật này chứa đựng sứ điệp niềm vui và chỉ cho chúng ta con đường tốt nhất để đạt tới hạnh phúc mà con người không ngừng tìm kiếm. Con đường đó không phải là con đường mà người đời nói đến, nhưng là con đường các mối phúc thật của Chúa Giêsu, được thánh Luca trình thuật trong Tin Mừng hôm nay.

Sunday 6 February 2022

HÃY THEO TA

Is 6,1-8; 1 Cr 15,1-11; Lc 5,1-11
Chủ đề chính yếu của Chúa Nhật này là ơn gọi, được diễn tả qua ơn gọi của Isaia (bài đọc I), ơn gọi của Phaolô (bài đọc II) và ơn gọi của bốn môn đệ đầu tiên của Chúa Giêsu (bài Tin Mừng).

Saturday 29 January 2022

Vượt Thắng Mọi Thành Kiến


CHÚA NHẬT IV THƯỜNG NIÊN
Gr 1,4-5.17-19; 1Cr 12,31 – 13,13; Lc 4,21-30

1- Từ chuyện con bọ cạp

Chuyện kể, có một thiền sư ngắm nhìn dòng suối hiền hòa, bỗng nhiên trông thấy một con bọ cạp rớt xuống suối. Thầy đưa tay vớt nó và nhẹ nhàng để nó lên mặt đất. Con bọ cạp theo phản ứng tự nhiên: cong đuôi chích bất cứ ai đụng đến nó. Mặc dù bị nó chích rất đau, nhưng thầy không hề tức giận.

Saturday 22 January 2022

Sứ mạng Đấng Cứu Độ

CHÚA NHẬT III THƯỜNG NIÊN

Nkm 8,2-4a.5-6.8-10; 1Cr 12,12-30; Lc 1,1-4; 4,14-21

Với Chúa Nhật III thường niên năm C, phụng vụ Lời Chúa giới thiệu với chúng ta về sứ mạng của Chúa Giêsu, Đấng Cứu Độ. Sứ mạng đó được Chúa giao phó cho Giáo Hội để chuyển thông ơn cứu độ của Chúa cho mọi người qua mọi thời đại. Chúng ta lần lượt tìm hiểu ý nghĩa Lời Chúa hôm nay qua từng bài đọc.

Saturday 15 January 2022

Niềm vui của Hôn Ước mới

CHÚA NHẬT II THƯỜNG NIÊN C 

Is 62,1-5; 1Cr 12,4-11; Ga 2,1-11

Tin Mừng hôm nay trình thuật lại sự kiện Chúa Giêsu đến dự lễ cưới của một người thân ở Cana và phép lạ Chúa hóa nước thành rượu. Đây là dấu lạ đầu tiên trong bảy dấu lạ mà Chúa Giêsu thực hiện để bày tỏ vinh quang của Người cho các Tông Đồ. Theo Gioan, các dấu lạ này là những dụ ngôn bằng hành động giúp khám ý nghĩa về mầu nhiệm Con Thiên Chúa. Có hai hình ảnh lôi kéo sự chú ý của chúng ta: đó là tiệc cưới và nước lã hóa thành rượu. Chúng ta tìm hiểu ý nghĩa của chúng.

Sunday 9 January 2022

Hồng Ân Tái Sinh

CHÚA NHẬT I THƯỜNG NIÊN
LỄ CHÚA GIÊSU CHỊU PHÉP RỬA
Is 42,1-4.6-7; Cv 10,34-38; Lc 3,15-16.21-22

Hôm nay, chúng ta cử hành lễ Chúa Giêsu chịu phép Rửa tại sông Giođan. Biến cố này là gạch nối giữa đời sống ẩn dật và sứ vụ công khai của Chúa Giêsu. Sau khi chịu phép Rửa, Chúa Giêsu bắt đầu bước vào sứ vụ rao giảng Tin Mừng. Trong thánh lễ này, chúng ta tìm hiểu về sự khác biệt và ý nghĩa phép Rửa của Gioan Tẩy Giả, phép Rửa của Chúa Giêsu và phép Rửa của chúng ta.

Sunday 2 January 2022

Thiên Chúa tỏ mình qua Thánh Tử Giêsu

CHÚA NHẬT LỄ HIỂN LINH

Is 60,1-6 ; Ep 3,2-3a.5-6 ; Mt 2,1-12
Hôm nay, chúng ta cử hành Chúa Nhật Lễ Hiển Linh, hay Lễ Ba Vua. Từ cổ xưa, Giáo Hội gọi lễ này là “Lễ Ánh Sáng” để nói rằng Con Thiên Chúa ra đời là Ánh Sáng cho muôn dân. Ngày nay, phụng vụ gọi lễ này là lễ Chúa Hiển Linh.