Saturday 10 September 2022

Thánh Thể, bí tích hiệp thông

BẢY CHÚA NHẬT XXIII C
Thánh Thể, bí tích hiệp thông

Có ba đối tượng căn bản mà anh em cố gắng học để yêu mến trong năm học: đó là Đức Maria, Kinh Thánh và Thánh Thể. Bài đọc I nói về Thánh Thể là bí tích hiệp thông rất hay, hiệp thông chiều dọc là với Thiên Chúa và hiệp thông chiều ngang với anh chị em: 

Trước hết, Bí tích Thánh Thể làm cho chúng ta hiệp thông nên một với Chúa Giêsu Kitô và qua đó với Thiên Chúa Ba Ngôi. Thánh Phaolô diễn tả sự hiệp thông này như sau: “Khi ta nâng chén chúc tụng mà cảm tạ Thiên Chúa, há chẳng phải là dự phần vào Máu Đức Kitô ư? Và khi ta cùng bẻ Bánh Thánh, đó chẳng phải là dự phần vào Thân Thể Người sao?” (1 Cr 10,16-17). 

Nơi Thánh Thể,  Chúa Giêsu trở thành của ăn nuôi dưỡng chúng ta, chúng ta có sự sống của Thiên Chúa. Chúng ta thực sự trở thành điều mình ăn, tức là Thân Thể Chúa Kitô. Chúng ta được “ở trong Người”,  kết hợp và nên một với Người. Đây là sự hiệp thông gần gũi, thân mật và kỳ diệu nhất trong các sự hiệp thông.

Trong Thông điệp “Giáo Hội sống nhờ Thánh Thể,” Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II nói: “Thánh Thể xuất hiện như là đỉnh cao của tất cả các Bí tích, vì nó làm cho nên hoàn thiện mối hiệp thông của chúng ta với Thiên Chúa Cha, bằng cách làm cho chúng ta nên một với Người Con yêu dấu của Người nhờ hoạt động của Chúa Thánh Thần.”

Như thế, bí tích Thánh Thể làm cho chúng ta được kết hợp nên một với Chúa Giêsu và khi chúng ta hiệp thông với Chúa Giêsu, thì cũng có nghĩa là chúng ta hiệp thông với Thiên Chúa Ba Ngôi, là nguồn mạch và cùng đích của muôn loài.

Thứ đến, bí tích Thánh Thể làm cho chúng ta được hiệp thông nên một với nhau. Đây là hiệu quả thứ hai mà bí tích này mang lại. Thánh Phaolô nói về sự hiệp thông theo chiều ngang này như sau: “Bởi vì chỉ có một tấm Bánh, và tất cả chúng ta chia sẻ cùng một Bánh ấy, nên tuy nhiều người, chúng ta cũng chỉ là một thân thể” (1 Cr 10,17). Nơi khác Ngài nói: “Anh em là thân thể Đức Kitô, và mỗi người là một bộ phận” (1 Cr 12,27). 

Rõ ràng từ “Thân Thể” ở vế trước muốn nói đến chính Thân Thể của Đức Giêsu do Đức Maria sinh ra. Từ “Thân Thể ở vế sau muốn nói đến về “Thân Thể” là Giáo Hội, là “tất cả chúng ta,” là Nhiệm Thể Chúa Kitô. Thánh Augustinô gọi đó là “Đức Kitô toàn thể (total Christ) gồm chính Người và Giáo Hội, tức là chúng ta. Nhờ được hiệp thông nên một với Chúa Kitô, chúng ta được hiệp thông nên một với nhau. Chúng ta sẽ trở nên một Nhiệm Thể Chúa Kitô. Sự hiệp thông này phá bỏ mọi sự phân biệt địa lý, chủng tộc, giới tính, văn hóa, và mọi sự khác biệt. 

Như thế, bí tích Thánh Thể là nền tảng của sự hiệp thông trong Giáo Hội. Theo ý nghĩa này mà nhà thần học Henry de Lubac quả quyết: “Thánh Thể làm nên Giáo Hội và Giáo Hội làm nên bí tích Thánh Thể”. Bởi vì Thánh Thể kiến tạo sự hiệp thông. Thánh Thể nuôi dưỡng sự hiệp thông. Và Thánh Thể cổ vũ sự hiệp thông.

Từ những hiệu quả cao đẹp trên, chúng ta rút ra hai áp dụng: Chúng ta được mời gọi tham dự thánh lễ một cách đầy đủ, tích cực và sốt sắng. Chúng ta còn phải chuẩn bị để rước lễ một xứng đáng. Thứ đến, chúng ta được mời gọi sống linh đạo hiệp thông mà Thánh Thể mang lại. Sẽ không phù hợp và bất xứng khi đến nhà thờ, rước lễ mà chúng ta vẫn còn sống trong tình trạng chia rẽ và thù ghét lẫn nhau… Trong năm học mới, chúng ta hãy sống chân thành với nhau, quan tâm và giúp đỡ nhau trong tinh thần huynh đệ bí tích, cộng tác với nhau trong công việc chung. Mong được như vậy. Amen!

SATURDAY SUNDAY XXIII

There are three basic subjects that you try to learn to love during the school year: Mary, the Bible, and the Eucharist. The first reading speaks of the Eucharist as a very beautiful sacrament of communion, vertical communion with God and horizontal communion with brothers and sisters:

First of all, the Eucharist makes us one with Jesus Christ and thereby with the Triune God. Paul describes this communion as follows: “The cup of blessing that we bless, is it not a participation in the Blood of Christ? The bread that we break, is it not a participation in the Body of Christ?” (1 Cor 10:16-17).

In the Eucharist, Jesus becomes our nourishment, we have the life of God. We truly become what we eat, the Body of Christ. We are "in Him", united and one with Him. This is the closest, most intimate and wonderful communion of all.

In the Encyclical Letter “The Church Lives on the Eucharist,” Pope Saint John Paul II said: “The Eucharist appears as the summit of all the Sacraments, because it perfects our communion with God the Father, by making us one with his beloved Son through the action of the Holy Spirit.”

Thus, the Eucharist makes us one with Jesus, and when we are in communion with Jesus, it also means that we are in communion with the Trinity, source and end of all things.

Second, the Eucharist brings us into communion with one another. This is the second effect that this sacrament brings. Saint Paul says of this horizontal communion: “Because the loaf of bread is one, we, though many, are one Body, for we all partake of the one loaf” (1 Cor 10:17). Elsewhere he said: “You are the Body of Christ, and each of you is a part” (1 Cor 12:27).

It is clear that the word "Body" in the previous clause refers to the very Body of Jesus born of Mary. The word "Body" in the latter part refers to the "Body" which is the Church, which is "all of us," which is the Mystical Body of Christ. Saint Augustine calls it “the total Christ, consisting of himself and the Church, that is, us. By being in communion with Christ, we are in communion with one another. We will become one Mystical Body of Christ. This communion breaks down all distinctions of geography, race, sex, culture, and all other differences.

Thus, the Eucharist is the foundation of communion in the Church. In this sense the theologian Henry de Lubac asserted: "The Eucharist makes the Church and the Church makes the Eucharist". Because the Eucharist creates communion. The Eucharist fosters communion. And the Eucharist promotes communion.

From the above beautiful effects, we draw two applications: We are called to participate fully, actively and fervently at Mass. We must also prepare to receive Communion worthy. Second, we are called to live the spirituality of communion that the Eucharist brings. It would be inappropriate and unworthy to go to church, receive Communion, and we are still living in a state of division and hatred for each other… In the new school year, let's be sincere with each other, caring and helping each other in the spirit of sacramental fraternity, working together for common work. Hope so. Amen!

Rev. Peter Nguyen Van Huong


No comments:

Post a Comment