Tuesday, 11 April 2017

Tính lịch sử của các Tin Mừng

Trước khi tường thuật về cuộc đời của Chúa Giêsu, tác giả tin mừng Luca giải thích tiêu chuẩn đã hướng dẫn Ngài. Trong lời dẫn nhập, Luca nói rằng ngài đã cẩn thận tra cứu đầu đuôi mọi sự từ những chứng nhân sống, rồi ngài viết ra Tin Mừng về Chúa Giêsu để những ai đọc những gì ngài viết đều nhận ra tính chắc chắn của những giáo huấn chứa đựng trong đó. Công trình của Luca cung cấp cho chúng ta một cơ hội để xem xét vấn đề sử tính của các Tin Mừng (x. Lc 1-4; 4,14-21).
Có thể nói rằng từ thời xưa, đường hướng phê bình văn bản (critical sense) chưa xuất hiện nơi mọi người. Những gì được nói về quá khứ thì được hiểu như là một biến lịch sử. Trong hai hoặc ba thế kỷ gần đây đường hướng phê bình lịch sử (historical sense) mới được sinh ra. Phương pháp này giúp con người xem xét những điều được viết nhờ một sự khảo sát phê bình để xác định tính xác thực của chúng trước khi có thể tin những điều đó là những sự kiện của quá khứ. Đây là tiến trình được áp dụng cho các Tin Mừng.

Chúng ta hãy tóm tắt một số giai đoạn mà cuộc đời và giáo huấn của Chúa Giêsu được rao truyền trước khi đến với chúng ta.

Giai đoạn đầu tiên: Đời sống ban đầu của Chúa Giêsu. Chúa Giêsu không có viết điều gì, nhưng trong lời giảng dạy của mình, Người đã sử dụng một số phương thế thông thường của văn hóa cổ xưa để làm cho con người dễ nhớ điều Ngài nói: đó là những thành ngữ, những lối so sánh và lối phản đề, những kiểu lặp đi lặp lại có nhịp điệu, những hình ảnh, những dụ ngôn… Chúng ta hãy suy nghĩ những câu trong các Tin Mừng như thế này: “Người sau hết sẽ lên trước hết và người trước hết sẽ lên sau hết”; “Hãy qua cửa hẹp mà vào, vì cửa rộng và đường thênh thang thì đưa đến diệt vong, mà nhiều người lại đi qua đó. Còn cửa hẹp và đường chật thì đưa đến sự sống, nhưng ít người tìm được lối ấy. Cửa hẹp và đường chật thì đưa đến sự sống (Mt 7,13-14).

Những câu giống như vậy, ngay cả một người thời nay nghe cũng có thể rất khó quên. Việc Chúa Giêsu không viết các Tin Mừng không có nghĩa là những gì trong Tin Mừng không phải là lời của Ngài. Những lời của Ngài không được viết trên giấy, nhưng người cổ xưa viết chúng trong tâm trí của họ.

Giai đoạn hai: rao giảng bằng miệng của các tông đồ. Sau biến cố phục sinh, các tông đồ ngay lập tức bắt đầu loan báo toàn bộ đời sống và lời nói của Chúa Kitô, các ngài để ý đến những nhu cầu và những hoàn cảnh của những người nghe khác nhau. Ở đây mục đích không phải là trình bày lại lịch sử nhưng là muốn đưa con người tới đức tin. Với tư cách là những chứng nhân mắt thấy tai nghe, họ sẵn sằng chuyển tải cho người khác điều mà Chúa Giêsu nói và làm, trong khi thích ứng giáo huấn đó với những nhu cầu của những ai mà họ muốn hướng tới.

Giai đoạn thứ ba: viết các Tin Mừng: khoảng năm 30 sau cái chết của Chúa Giêsu, một số tác giả bắt đầu viết xuống những lời rao giảng này mà họ đã được nghe. Bốn Tin Mừng mà chúng ta biết được viết ra trong cách thế này. Có rất nhiều điều được nghe, các tác giả Tin Mừng lựa chọn một số điều, tóm tắt chúng lại, và người khác giải thích để thích ứng chúng với như cầu của các cộng đoàn mà họ viết cho tại thời điểm đó. Nhu cầu thích ứng lời của Chúa Giêsu với những đòi hỏi mới và khác nhau đã ảnh hưởng tới trật tự, màu sắc và tầm quan trọng của những sự kiện được tường thuật lại trong bốn Tin Mừng, nhưng họ không thay đổi cách khác đi chân lý nền tảng của chúng.

Các tác giả Tin Mừng có sự quan tâm thuộc lịch sử và cả những quan tâm đến việc linh giáo, khi có thể, họ diễn tả nhờ một sự chính xác điều mà họ đặt biến cố của Chúa Kitô vào trong thời điểm và nơi chốn cụ thể. Xa hơn một chút, Luca cung cấp cho chúng ta tất cả những bối cảnh chính trị và địa lý khi Chúa Giêsu bắt đầu sứ vụ công khai (x. Lc 3,1-2).

Kết luận: Các sách Tin Mừng không phải là những cuốn sách lịch sử theo nghĩa hiện đại về những tường thuật của các sự kiện riêng lẽ và độc lập. Đúng hơn phải nói rằng chúng có tính lịch sử theo nghĩa các tác giả chuyển tải nội dung và bản chất của những gì đã xảy ra xuyên qua những suy tư và hình thức mà họ dùng. Một chứng cớ chắc chắn nhất cho chân lý nền tảng thuộc sử tính của các Tin Mừng là điều mà chúng ta kinh nghiệm trong chúng ta mỗi khi được Lời Chúa Kitô đụng chạm cách sâu sắc. Những lời khác cổ xưa hay mới đã bao giờ có một sức mạnh như thế không?