Thursday 30 April 2020

Đức Giêsu, vị Mục Tử nhân lành

CHÚA NHẬT IV PHỤC SINH

Cv 2,14a.36-41; 1 Pr 20b-25; Ga 10,1-10
Hôm nay, toàn thể Giáo Hội cử hành Chúa Nhật IV Phục Sinh, được gọi là Chúa Nhật Chúa Chiên Lành, để cầu nguyện cho ơn thiên triệu. Hình ảnh người mục tử và đoàn chiên là hình ảnh nổi bật trong thánh lễ này.
Đối với người Việt Nam, hình ảnh mục tử và đoàn chiên thì khá xa lạ, nhưng đối với người Do Thái, hình ảnh này rất gần gũi, quen thuộc và quan trọng. Bởi vì, người Do Thái sống bằng nghề chăn nuôi, nuôi chiên cừu. Người mục tử có một tầm quan trọng trong lịch sử của họ. Vì thế, về mặt xã hội, họ dùng hình ảnh người mục tử để áp dụng cho những vị vua của mình. Về mặt tôn giáo, người Do Thái áp dụng hình ảnh để diễn tả tương quan giữa Thiên Chúa và dân Người. Thiên Chúa là mục tử chăn dắt đoàn chiên dân Người.

Monday 27 April 2020

Nghệ Thuật Đồng Hành và Phân Định Ơn Gọi Linh Mục

Hạn từ đồng hành (accompagnement) và phân định (discernement) ơn gọi là hai hạn từ được Ratio về Đào tạo Linh mục của Bộ Giáo sỹ đề cập đến nhiều lần. Nếu từ “đồng hành” được dùng 32 lần, thì từ “phân định” được dùng nhiều hơn, 37 lần. Điều đó cho thấy tầm quan trọng của hai hoạt động này trong tiến trình đào tạo linh mục trong bối cảnh hiện nay.

Để công cuộc huấn luyện đạt được kết quả, Ratio nhận thấy nhu cầu cần phải tái suy tư cách nghiêm túc và có tính phê bình (critica) về chương trình huấn luyện linh mục ở các chủng viện như một đòi hỏi mạnh mẽ và mới mẻ hơn. Đây không phải là điều dễ dàng đối với ai đã trải qua nhiều năm trong môi trường huấn luyện. Cần rất nhiều yếu tố giúp cho chương trình đào tạo trở nên hiệu quả hơn, trong đó hai yếu tố đóng vai trò quan trọng là: đồng hành và phân định ơn gọi. Trong phạm vi của bài viết, chúng ta tìm hiểu hai hoạt động này trong tiến trình huấn luyện có thể giúp chúng ta thực hiện tốt hơn sứ vụ đào tạo. Nhưng trước hết, chúng ta cần đề cập đến những nguyên tắc và việc kiến tạo “bầu khí huấn luyện” ở chủng viện vì đó là nền cho toàn bộ công trình.

Friday 24 April 2020

Để gặp gỡ Đấng Phục Sinh

CHÚA NHẬT III PHỤC SINH
Cv 2,14.22-33; 1 Pr 1,17-21; Lc 24,13-35

Với Chúa Nhật III Phục Sinh, phụng vụ Lời Chúa tiếp tục trình bày với chúng ta về niềm tin vào Đấng Phục Sinh. Trong thánh lễ này, chúng ta khai triển về chủ đề này với ba điểm: 1) Biến cố phục sinh là nền tảng của niềm tin Kitô giáo; 2) Làm sao để nhận ra Đấng Phục Sinh; 3) Loan báo Đấng Phục Sinh.

Friday 17 April 2020

Hành trình Đức Tin

CHÚA NHẬT II PHỤC SINH
Cv 2,42-47; 1 Pr 1,3-9; Ga 20,19-31
Với Chúa Nhật II Phục Sinh, Lời Chúa hôm nay giới thiệu với chúng ta chủ đề: “Hành trình đức tin vào Chúa Kitô Phục Sinh.”
Khi được rửa tội, chúng ta đón nhận ơn đức tin. Nhờ đức tin chúng ta được gọi là Kitô hữu, người Công Giáo. Nghĩa là những người có niềm tin vào Chúa Kitô. Vậy tin là gì?

Saturday 11 April 2020

Đức Maria trên đồi Canvê


“Đứng gần Thập Giá Chúa Giêsu có thân mẫu Người”
Bài giảng III Mùa Chay năm 2020[1]
Lời Chúa sẽ đồng hành với chúng ta trong suy niệm này là Tin Mừng Gioan 19,25-27: “Đứng gần thập giá Đức Giêsu, có thân mẫu Người, chị của thân mẫu, bà Maria vợ ông Cơlôpát, cùng với bà Maria Mácđala. Khi thấy thân mẫu và môn đệ mình thương mến đứng bên cạnh, Đức Giêsu nói với thân mẫu rằng: “Thưa Bà, đây là con của Bà.” Rồi Người nói với môn đệ: “Đây là mẹ của anh.” Kể từ giờ đó, người môn đệ rước bà về nhà mình.”

Ý nghĩa Chúa Giêsu phục sinh


CHÚA NHẬT I PHỤC SINH
Cv 10,34a.37-43; Cl 3,1-4; Ga 20,1-9
Kính chào Anh Chị Em,
Trước hết, tôi xin gửi tới Anh Chị Em lời cầu chúc bình an và niềm vui của Đấng Phục Sinh khi chúng ta đang phải vất vả vì những hậu quả do đại dịch covid 19 gây nên. Nhưng Chúa đã phục sinh, đó là sức mạnh và niềm hy vọng cho chúng ta mọi lúc, nhất là trong khi bị thử thách.

Tuesday 7 April 2020

Sự Tự Hủy của Mẹ Thiên Chúa


“THƯA BÀ, CHUYỆN ĐÓ CAN GÌ ĐẾN BÀ VÀ TÔI?”
Trong những suy niệm Mùa Chay, chúng ta tiếp tục hành trình của mình theo bước chân Đức Maria mà chúng ta đã khởi sự trong Mùa Vọng vừa qua. Đây sẽ là cách chúng ta phó dâng mình dưới sự chở che của Đức Trinh Nữ trong thời gian thử thách rất khốc liệt này đối với toàn thể nhân loại vì đại dịch Coronavirus.[1]

Chúng ta phải công nhận rằng Tân Ước không nói nhiều về Đức Maria, ít ra là không nhiều như chúng ta vẫn chờ đợi, khi quan tâm đến sự phát triển của lòng sùng kính dành cho Mẹ Thiên Chúa ở trong Giáo Hội. Tuy nhiên, nếu chăm chú để ý, chúng ta nhận thấy Đức Maria luôn hiện diện trong ba thời điểm quan trọng nhất tạo nên mầu nhiệm cứu độ. Quả thật, có ba thời điểm đặc biệt đã thiết lập mầu nhiệm cao cả của ơn cứu độ, đó là: Nhập thể của Ngôi Lời, mầu nhiệm Vượt Qua và Lễ Ngũ Tuần.

Saturday 4 April 2020

Đại dịch Covid19, dấu chỉ thời đại

Lễ cầu nguyện cho thế giới thoát đại dịch
“Một trận cuồng phong nổi lên” (Mc 4,37). Thật dễ dàng để chúng ta nhận ra hình ảnh của cả nhân loại hiện nay trong trình thuật Tin Mừng này. Cơn cuồng phong đại dịch covid 19 nổi lên và bùng phát khắp toàn cầu: nỗi sợ hãi, lo lắng, bệnh tật, chết chóc, đói kém ập đến như muốn nhấn chìm con thuyền nhân loại. Đây là “đêm tối tâm hồn” mà mọi người đang trải qua. Tính đến tối hôm qua (3/4), số ca nhiễm đã lên đến 1.039.922, số tử vong 55.170 người, ở trên 206 quốc gia và lãnh thổ. Tất cả chúng ta đều ở trên con thuyền ấy. Tất cả đều cảm thấy mong manh, mất phương hướng và kêu lên: “Lạy Chúa, chúng con chết mất” (Mc 4,38).

Thursday 2 April 2020

Bạn chọn thái độ nào?


CHÚA NHẬT LỄ LÁ

Is 50,4-7; Pl 2,6-11; Mt 26,14–27,66

Kính thưa Anh Chị Em,
Với Chúa Nhật Lễ Lá, chúng ta bước vào Tuần Thánh, là tuần cao điểm của năm phụng vụ, để cử hành và tưởng niệm cuộc khổ nạn và phục sinh vinh hiển của Đức Giêsu, Chúa chúng ta. Nếu chúng ta để ý, chúng ta thấy phụng vụ của Lễ Lá có sự mâu thuẫn: