Thursday 31 December 2020

Những dạng thức tỏ mình của Thiên Chúa

CHÚA NHẬT HIỂN LINH

Is 60,1-6; Ep 3,2-3a.5-6; Mt 2,1-12

Hôm nay, chúng ta long trọng cử hành lễ Hiển Linh. Từ cổ xưa, lễ này được gọi là “Lễ Ánh Sáng” hay “Lễ Ba Vua;” Trong tiếng Hy Lạp lễ Hiển Linh được gọi là Epifania, có nghĩa là Thiên Chúa tỏ mình, hay bày tỏ vinh quang cho loài người. Trong thánh lễ này, chúng ta tìm hiểu về những con đường hay những hình thức Thiên Chúa tỏ mình ra cho chúng ta:

Theotokos, tước hiệu cao cả nhất

 LỄ ĐỨC MARIA, MẸ THIÊN CHÚA
01/01

Ds 6,22-27; Gl 4,4-7; Lc 2,16-21

Hôm nay Giáo Hội cử hành trọng thể lễ Đức Maria Mẹ Thiên Chúa. Trong bài đọc II, thánh Phaolô loan báo mầu nhiệm này như sau: “Khi thời gian tới hồi viên mãn, Thiên Chúa đã sai Con mình tới, sinh làm con một người đàn bà, và sống dưới Lề Luật, để chuộc những ai sống dưới Lề Luật, hầu chúng ta nhận được ơn làm nghĩa tử” (Gl 4,4-5).

Sunday 27 December 2020

Thánh Gia, Mẫu gương cho mọi gia đình

LỄ THÁNH GIA THẤT
1 Sm 1,20-22.24-28; 1 Ga 3,1-2.21-24; Lc 2,41-52


Gia đình là nền tảng của xã hội. Nếu gia đình tốt, thì xã hội sẽ tốt. Ngược lại, nếu gia đình lục đục, thì xã hội sẽ suy đồi. Bởi thế, gia đình có một vai trò quan trọng trong chương trình cứu độ của Thiên Chúa. Người đã sai Con Chúa nhập thể làm người, sinh ra và lớn lên trong một môi trường gia đình như là phương thế để cứu độ chúng ta.

Friday 25 December 2020

Để cứu độ chúng ta

LỄ GIÁNG SINH

LỄ NGÀY

Lời Chúa: Is 52,7-10; Dt 1,1-16; Ga 1:1-18

Trong ngày đại lễ mừng Con Chúa giáng sinh hôm nay, chúng ta lắng nghe thánh Gioan nói về nguồn gốc thần linh của Chúa Giêsu Hài Đồng qua lời mở đầu Tin Mừng của ngài. Giáo Hội cho chọn đọc bài Tin Mừng này với dụng ý giúp chúng ta khám phá nguồn gốc của Con Thiên Chúa nơi hình hài khiêm hạ của một trẻ thơ nằm trong hang lừa.

Thursday 24 December 2020

Món Quà Giêsu

LỄ VỌNG GIÁNG SINH

Một Người Con đã được ban tặng cho ta

 Lời Chúa: Is 9,1-6; Tt 2,11-14; Lc 2,1-14

Mỗi độ Giáng Sinh về, chúng ta tặng quà cho người thân, bạn bè. Mỗi món quà dù lớn, dù bé, dù đắt hay rẻ, đều chuyên chở sứ điệp yêu thương mà người tặng gửi gắm trong đó. Khi nhận quà, người nhận phải khám phá và đọc ra được sứ điệp đó.

Tuesday 22 December 2020

Tâm tình của Đức Maria trong Kinh Magnificat

Ngày 22/12
Lời Chúa: 1Sm 1, 24-28; Lc 1, 46-56

Hôm nay, chúng ta suy niệm về Đức Maria, nhân vật nổi bật thứ II của Mùa Vọng, sau Chúa, qua bài ca Magnificat. Trong lời Kinh này chúng ta rút ra ba tâm tình chính yếu của Đức Mẹ.

Monday 21 December 2020

Giáng Sinh, Mùa Tình yêu

 Ngày 21/12/2020
Lời Chúa: Dc 2,8-14; Lc 1,39-45

Chúng ta đang rất gần với lễ mừng Con Chúa giáng trần. Có thể gọi Giáng Sinh là lễ tình yêu, lễ Thiên Chúa giao duyên với con người qua Ngôi Lời Nhập Thể. Trong ý nghĩa đó, một cách rất thú vị, Giáo Hội chọn Sách Diễm Ca để chúng ta đọc trong ngày phụng vụ ưu tiên này. Vì rất ít cơ hội để suy niệm tác phẩm này, nên chúng ta cần dừng lại để chú giải và tìm hiểu ý nghĩa bài đọc I (Dc 2,8-14).

Sunday 20 December 2020

Truyền Tin, giây phút lịch sử

NGÀY 20/12

Is 7,10-14; Lc 1,26-38

Bài Tin Mừng mà chúng ta suy niệm trong thánh lễ này là Tin Mừng về biến cố Truyền Tin (Lc 1,26-38). Biến cố này gợi lên cho chúng ta nhiều ý nghĩa. Ở đây, chúng ta chỉ dừng lại một điểm: đó là Chúa thực hiện những điều vĩ đại trong âm thầm và qua những người bé mọn.

Thursday 17 December 2020

Hành xử theo lòng tốt hơn là kết án

Suy niệm ngày 18/12
1- Từ bộ phim Agnus Dei
Gần đây, người ta công chiếu một bộ phim Agnus Dei, Những nữ tu trong trắng. Bộ phim do nữ đạo diễn người Pháp Anne Fontaine dàn dựng dựa trên câu chuyện có thật về một nữ tu dòng Biển Đức bị quân đội Xô Viết hiếp. Trong một hoàn cảnh thật tế nhị mà sự thiện và sự dữ chồng chéo nhau, các bác sĩ Hội chữ thập đỏ đề nghị các nữ tu rằng: “Trong trường hợp này có thể bỏ Thiên Chúa ở trong ngoặc được không?” Thay vì kết án và phá thai, mẹ Bề trên và các nữ tu đã lựa chọn hành xử theo thương xót, là đón nhận thực tế này bằng việc chăm sóc, nâng đỡ người chị em của mình cùng với đứa con ngoài ý muốn.

Monday 14 December 2020

Kinh Thánh - Thánh Truyền và Huấn Quyền

Kho tàng Đức tin (Depositum fidei) được mặc khải và chứa đựng trong Kinh Thánh và Thánh Truyền.

1. Truyền Thống 

Một cách chính xác Thánh Truyền là hình thức hoặc là kênh mà qua đó biến cố cứu độ của Chúa Kitô được làm cho hiện diện và hiện tại trong lịch sử, ngỏ hầu không chỉ người đương thời của Chúa Giêsu, nhưng mọi thụ tạo có thể được liên kết trong chương trình cứu độ. 

Thánh Truyền hệ tại trong việc gìn giữ, chuyển thông và hiện tại hóa mạc khải được thực hiện từ Chúa Kitô. 

Saturday 12 December 2020

Chứng Nhân niềm vui Tin Mừng

Chúa Nhật III Mùa Vọng Năm B
Is 61,1-2a.10-11 ; 1 Tx 5,16-24; Ga 1,6-8.19-28
Với Chúa Nhật III Mùa Vọng, chúng ta đang tiến gần tới đại lễ Giáng Sinh. Khắp nơi đã bừng lên bầu khí Giáng Sinh: hang đá, cây thông, đèn điện đã được trang hoàng nơi các nhà thờ, các gia đình, bên các con đường, ở phố xá cũng như nơi thôn quê. Tất cả là rất tốt. Tất cả đều diễn tả niềm vui Giáng Sinh.

Thursday 10 December 2020

Nghệ thuật giúp đỡ theo Robert Carkhuff

DẪN NHẬP

Với Rogers, phương pháp “trọng tâm nhân vị” đòi hỏi người đồng hành có thái độ phù hợp khi tiếp cận với người được đồng hành. Để thực hiện phương pháp “không chỉ thị - non directive)” khi tư vấn, ba thái độ căn bản của nhà đồng hành cần có là: sự chân thực hay tính chân thực, đón nhận vô điều kiện hay đánh giá tích cực về nhân vị, và sự thấu cảm.

Phương pháp đồng hành theo Carl Rogers

1. Dẫn nhập

Ai trong chúng ta muốn hay chấp nhận đồng hành với một người nào đó trên hành trình tiến tới sự trưởng thành thiêng liêng và tự do nội tâm, người ấy cần phải được cảm hứng bởi một quan niệm tích cực về con người và mở ra giá trị hướng tới sự siêu việt.

Theo quan điểm triết học, con người không được nhìn như là một vấn đề (problème), nhưng là một huyền nhiệm (mystère) (x. Grabriel Marcel).

Nghệ thuật đồng hành ơn gọi linh mục

Dẫn nhập

Cha Anthony de Melo kể lại một câu chuyện rất ý vị: Một ngày nọ, có một chú chuột đi kiếm ăn. Chuột ta thấy một miếng thịt bò ở trong một tủ đựng thức ăn. Chuột tìm cách đề vào nhưng không có cách gì vào trong được. Tìm hết cách, bổng nhiên, chú chuộc phát hiện ra ở phía dưới của tủ, có một lỗ thông khí, nên nghĩ là sẽ chui vào trong được. Nhưng khổ nổi, lỗ thì nhỏ mà mình chuột thì to quá; sau bao nhiêu cố gắng cũng bất thành. Chuột mới phát sinh một sáng kiến, để vào trong đó, cần phải nhịn ăn để mình nhỏ lại. Thế là chuột đã nhịn ăn mấy ngày, và cuối cùng chuột thành công. Chú vào trong và ăn hết miếng thịt bò cách ngon lành. Sau khi ăn xong, chuột lại mập ù lên và không thể nào thoát ra được. Thế là chuột lại phải tìm diệu kế ăn kiêng, cuối cùng đâu vào đấy, chú chuột gầy ra và thoát chết sau khi được miếng thịt bò.

Đồng hành và phân định ơn gọi linh mục

Dẫn nhập

Hạn từ đồng hành (accompagnement) và phân định (discernement) ơn gọi là hai hạn từ được Ratio về Đào tạo Linh mục của Bộ Giáo sỹ đề cập đến nhiều lần. Nếu từ “đồng hành” được dùng 32 lần, thì từ “phân định” được dùng nhiều hơn, 37 lần. Điều đó cho thấy tầm quan trọng của hai hoạt động này trong tiến trình đào tạo linh mục trong bối cảnh hiện nay.

Monday 7 December 2020

Chúa làm bao điều cao trọng!



Lễ Đức Maria Vô Nhiễm Nguyên Tội (08/12)
Hôm nay cùng với toàn thể Hội Thánh, chúng ta mừng trọng thể lễ Đức Maria Vô Nhiễm Nguyên Tội. Bài Tin Mừng mà chúng ta đọc trong thánh lễ này là Tin Mừng về biến cố Truyền Tin, biến cố này gợi lên cho chúng ta nhiều ý nghĩa. Ở đây, chúng ta chỉ dừng lại một số điểm đáng quan tâm.

Saturday 5 December 2020

Hãy dọn đường cho Chúa đến

Chúa Nhật II Mùa Vọng năm B
Lời Chúa : Is 40,1-5.9-11; 2 Pr 3,8-14; Mc 1,1-8 

Với Chúa Nhật II Mùa Vọng, phụng vụ lời Chúa mời gọi chúng ta suy niệm về chủ đề: “Hãy dọn đường cho Chúa đến.” Cả ba bài đọc là sự kết hợp thật tuyệt vời về chủ đề này, cung cấp cho chúng ta những ý tưởng khác nhau về toàn bộ linh đạo để chuẩn bị đường cho Chúa đến.

Sunday 29 November 2020

Tỉnh thức và sẵn sàng


Chúa Nhật I Mùa Vọng Năm B

Lời Chúa: Is 63,16-19; 64,2-7; 1Cr 1,3-9; Mc 13,33-37


Chúng ta bắt đầu năm phụng vụ mới. Năm phụng vụ là chu kỳ thời gian theo đó Giáo Hội sống lại toàn bộ mầu nhiệm của Chúa Kitô, từ khi nhập thể cho đến khi Người trở lại trong ngày cánh chung. Năm phụng vụ khởi đầu với Mùa Vọng với bốn tuần chuẩn bị cho lễ Giáng Sinh.

Saturday 28 November 2020

Kết thúc là bắt đầu

 Thứ Bảy Tuần XXXVI Năm A

Ngày cuối cùng của năm phụng vụ, chúng ta suy niệm về sự kết thúc vừa theo nghĩa cá nhân vừa theo nghĩa toàn thể.

Ngày 26/11 vừa qua, huyền thoại bóng đá thế giới một thời Maradona đã đột ngột qua đời ở tuổi 60, khiến cho làng bóng đá thế giới sửng sốt và toàn dân Argentina vô cùng thương tiếc ông. Họ đã quốc tang ông trong ba ngày. Bất chấp mọi mối nguy hại của đại dịch covid vẫn còn hoành hành, hàng triệu người vẫn cứ đổ về Buenos Aires để tiễn biệt Maradona lần cuối.

Dù là một huyền thoại bóng đá, dù là người có “bàn tay của Chúa” có thể ghi được những bàn thắng vàng, nhưng cũng không chiến thắng nỗi cái chết. Cái chết kết thúc cuộc sống và sự nghiệp của ông cũng như bao  con người trên trần thế.

Saturday 21 November 2020

Cuối cùng, Chúa xét xử chúng ta dựa trên tình yêu

CHÚA NHẬTXXXIV THƯỜNG NIÊN A
(Mt 25,31-46)
Hôm nay là Chúa Nhật cuối cùng của năm phụng vụ. Chúng ta cử hành trọng thể lễ Chúa Kitô Vua. Thánh lễ này được Đức Giáo hoàng Piô XI thiết lập vào ngày 11/12/1925 trong bầu khí tạ ơn và hân hoan mừng Năm thánh. Bởi lẽ, vào những thập niên đầu thế kỷ 20, thế giới phải đối diện với trào lưu tục hóa và vô thần. Đức Giáo hoàng thiết lập lễ này để mời gọi mọi tín hữu biết tôn thờ và yêu mến Chúa Kitô là Vua của mọi tâm hồn. Sau Công Đồng Vatican II, lễ này được đặt ở cuối năm phụng vụ để nói lên rằng: Chúa Kitô là vua vũ trụ, vua các tâm hồn, là chủ thời gian, là vua trên các vua, là Chúa trên các chúa.

Friday 13 November 2020

Sinh lời những khả năng Chúa ban

CHÚA NHẬT XXXIII
Thường Niên A
Lời Chúa: Cn 31,10-13.19-20.30-3; 1 Tx 5,1-6; Mt 25,14-30
Với Chúa Nhật này, Lời Chúa mời gọi chúng ta suy niệm về chủ đề: Làm sao trở thành những người tôi tớ đích thực và tốt lành của Chúa. Chúng ta vừa lắng nghe bài đọc I và bài đọc II là những bài đọc rất ý nghĩa. Các bài đọc này chuyển tải những bài học quý giá, giúp chúng ta trở thành những tôi tớ đích thực của Chúa.

Saturday 7 November 2020

Như các Trinh nữ đi đón Chàng rể

CHÚA NHẬT XXXII
Thường Niên A

Trong những Chúa Nhật cuối cùng của năm phụng vụ, Giáo Hội mời gọi chúng ta suy niệm về những diễn từ cánh chung, được trình bày trong Tin Mừng Mátthêu từ chương 24-25. Đây là năm diễn từ cuối cùng về cánh chung. Mỗi Chúa Nhật là một dụ ngôn: Chúa nhật hôm nay bắt đầu dụ ngôn mười trinh nữ, Chúa Nhật 33 là dụ ngôn những nén bạc, Chúa Nhật 34 là phán xét chung.

Thursday 29 October 2020

Niềm vui với Các Thánh trên trời


ĐẠI LỄ CÁC THÁNH NAM NỮ


Kh 7,2-4,9-14; 1 Ga 3,1-3; Mt 5,1-12a

Hôm nay, chúng ta cử hành đại lễ các Thánh Nam Nữ. Qua thánh lễ này, Giáo Hội muốn diễn tả mầu nhiệm hiệp thông của chúng ta với những người thuộc thế giới khác, đó là với vô số Các Thánh Nam Nữ trên thiên đàng. Đây là chân lý mà chúng ta tuyên xưng trong Kinh Tin Kính: “Tôi tin Các Thánh thông công.” Đối với đức tin Kitô giáo, câu trả lời là trực tiếp và rõ ràng, bởi lẽ, chúng ta có một trung tâm điểm cho sự hiệp thông và nối kết này là Đức Kitô Phục Sinh. 

Sunday 25 October 2020

Mến Chúa yêu người, Cốt lõi của Kitô Giáo


Chúa Nhật XXX TN. A
Lời Chúa: Xh 22,20-26; 1Tx 1,5c-10; Mt 22,34-40
 

Một trong những tranh luận thường được đặt ra trong cuộc sống là: chọn Thiên Chúa hay chọn con người? Những người theo khuynh hướng duy nhân bản chủ trương rằng ngày hôm nay phải hoàn toàn dấn thân cho sự thăng tiến con người, và đối với họ, Thiên Chúa chẳng có ích gì cả, như những người Marxít thường nói. Ngược lại, những người theo khuynh hướng duy đạo đức, chủ trương phải hoàn toàn dấn thân cho Thiên Chúa bằng đời sống siêng năng đọc kinh, cầu nguyện, nhưng lại bỏ bê bổn phận bác ái đối với tha nhân.

Friday 23 October 2020

Đọc biết dấu chỉ thời đại

Mỗi thời đại đều có những dấu chỉ mà chúng ta phải biết đọc để hiểu và để sống.
Đọc dấu chỉ thời đại cũng giống như đọc dấu chỉ thời tiết, nghĩa là người ta nhìn hiện tượng để đoán nguyên nhân và hậu quả.
Chẳng hạn như, ngày xưa, khi chưa có khoa học, cha ông ta có kinh nghiệm này:
“Chuồn chuồn bay thấp thì mưa,
bay cao thì nắng, bay vừa thì râm.”
Hoặc là: “Ráng vàng thì gió, ráng đỏ thì mưa.”

Friday 16 October 2020

Của Xêda trả cho Xêda

Is 45,1.4-6; 1 Tx 1,1-5b; Mt 22,15-21

Tin Mừng hôm nay kết thúc với một trong những câu nói nổi tiếng nhất của Chúa Giêsu, đã để lại dấu ấn sâu sắc trong lịch sử:

“Của Xêda trả về Xêda; của Thiên Chúa trả về Thiên Chúa” (Mt 22,21).

Trong tuyên bố này, Chúa Giêsu muốn nói điều gì?

Saturday 10 October 2020

Ý nghĩa tiệc cưới và áo cưới

CHÚA NHẬT XXVIII THƯỜNG NIÊN

Is 25,6-10a; Pl 4,12-14.19-20; Mt 22,1-14

Phụng vụ Lời Chúa hôm nay giới thiệu với chúng ta hai hình ảnh lôi kéo sự chú ý của chúng ta, đó là tiệc cưới và áo cưới. Chúng ta tìm hiểu về ý nghĩa của những hình ảnh Kinh Thánh này.

Tuesday 6 October 2020

Kinh Mân Côi, lời kinh đẹp nhất

 LỄ MÂN CÔI

Cv 1,12-14; Gl 4,4-7; Lc 1,26-38

Có lẽ trong các hình thức đạo đức bình dân, Kinh Mân Côi là lời kinh đẹp nhất, được yêu thích nhất và được thực hành nhiều nhất trên thế giới, từ các triều đại Giáo Hoàng cho đến các giáo hữu, từ giới tri thức cho đến giới bình dân, từ già tới trẻ, từ xưa tới nay, từ Đông sang Tây, nơi nơi, nhà nhà, người người Công Giáo đều lần hạt Mân Côi. Tại sao? Xin trả lời: bởi vì Kinh Mân Côi là lời kinh đầy chất Tin Mừng, lời kinh mang lại thần lực lớn lao và là trường đào luyện người môn đệ Chúa Kitô.

Phải chăng Thiên Chúa đã chết?

CHÚA NHẬT XXVII THƯỜNG NIÊN NĂM A

Is 5,1-7; Pl 4,6-9; Mt 21,33-43

Dụ ngôn “Những tên tá điền sát nhân” được Chúa Giêsu trực tiếp kể cho các thượng tế và kỳ mục trong dân Do Thái, được thánh Mátthêu viết lại dưới ánh sáng biến cố tử nạn và phục sinh của Chúa Giêsu, được đọc lại trong bối cảnh của thế giới tục hóa hiện nay, quả đúng là một ngụ ngôn, trong đó tất cả các chi tiết đều mang ý nghĩa riêng.

Wednesday 30 September 2020

Tình yêu chính là sứ vụ

 LỄ THÁNH TÊRÊXA HÀI ĐỒNG GIÊSU (01/10)

Dc 8,20-23; Lc 9,51-56

Thánh Têrêxa Hài Đồng Giêsu, sinh ngày 02 tháng 01 năm 1873 tại Alencon, nước Pháp, qua đời ngày 30 tháng 9 năm 1897 tại Lisieux, Pháp. Suốt đời, Têrêxa không đi đâu cả, 15 tuổi đã vào Dòng Kín. Vị nữ tu trẻ tuổi qua đời lúc mới 24 tuổi, sau 9 năm vào Dòng Cát Minh.

Sunday 27 September 2020

Sự bất nhất nền tảng

CHÚA NHẬT XXVI THƯỜNG NIÊN

Ed 18,25-28; Pl 2,1-11; Mt 21,28-32

Dụ ngôn hai người con mà chúng ta vừa nghe được Chúa Giêsu kể cùng với hai dụ ngôn khác trong bối cảnh ở Đền Thờ khi “chạm trán” với các nhà lãnh đạo Do Thái đến chất vấn về quyền hạn của Người (x. Mt 21,1-27). Kể dụ ngôn là nghệ thuật đưa người nghe soi bóng mình để nhận ra sự thật về mình qua câu chuyện.

Friday 25 September 2020

Ngôn hành bất nhất

CHÚA NHẬT XXVI THƯỜNG NIÊN
Ed 18,25-28; Pl 2,1-11; Mt 21,28-32
Tin Mừng của Chúa Nhật này một lần nữa tiếp tục nói với chúng ta qua dụ ngôn. Chúa Giêsu nói với các thượng tế và kỳ mục trong dân rằng: “Các ông nghĩ sao? Một người kia có hai con trai. Ông ta đến nói với người thứ nhất: ‘Này con, hôm nay con hãy đi làm vườn nho.’ Nó đáp: ‘Con không muốn đâu!’ Nhưng sau đó, nó hối hận, nên lại đi. Ông đến gặp người thứ hai, và cũng bảo như vậy. Nó đáp: ‘Thưa ngài, con đây!’ Nhưng rồi lại không đi. Trong hai người con đó, ai đã thi hành ý muốn của người cha?’ Họ trả lời: ‘Người thứ nhất.” (Mt 21,28-31).

Saturday 19 September 2020

Thiên Chúa là Đấng hoàn toàn khác

CHÚA NHẬT XXV THƯỜNG NIÊN A

Is 55,6-9; Pl 1,20c-24.27a; Mt 20,1-16

Mầu nhiệm Thiên Chúa vốn là một mầu nhiệm khôn dò khôn thấu đối với lý trí của con người, nếu không có mạc khải, chúng ta không thể nào biết được bản tính sâu xa của Thiên Chúa. Liên quan đến vấn đề này, phụng vụ Lời Chúa hôm nay trình bày với chúng ta chủ đề: “Thiên Chúa là Đấng hoàn toàn khác – Dieu est Total Autre.” Trong thánh lễ này, chúng ta tìm hiểu chủ đề này qua những điểm sau đây: 1) Thiên Chúa hoàn toàn khác về hữu thể; 2) Thiên Chúa khác về tư tưởng và đường lối; 3) Lời mời gọi sống theo cách hành xử của Thiên Chúa.

Wednesday 16 September 2020

Nghệ thuật Đồng hành Ơn gọi Linh mục

 Chuyên đề khai giảng năm học 2020-2021

Đại Chủng viện Thánh Phanxicô Xaviê

Dẫn nhập

Cha Anthony de Melo kể lại một câu chuyện rất ý vị: Một ngày nọ, có một chú chuột đi kiếm ăn. Chuột ta thấy một miếng thịt bò ở trong một tủ đựng thức ăn. Chuột tìm cách đề vào nhưng không có cách gì vào trong được. Tìm hết cách, bổng nhiên, chú chuộc phát hiện ra ở phía dưới của tủ, có một lỗ thông khí, nên nghĩ là sẽ chui vào trong được. Nhưng khổ nổi, lỗ thì nhỏ mà mình chuột thì to quá; sau bao nhiêu cố gắng cũng bất thành. Chuột mới phát sinh một sáng kiến, để vào trong đó, cần phải nhịn ăn để mình nhỏ lại. Thế là chuột đã nhịn ăn mấy ngày, và cuối cùng chuột thành công. Chú vào trong và ăn hết miếng thịt bò cách ngon lành. Sau khi ăn xong, chuột lại mập ù lên và không thể nào thoát ra được. Thế là chuột lại phải tìm diệu kế ăn kiêng, cuối cùng đâu vào đấy, chú chuột gầy ra và thoát chết sau khi được miếng thịt bò.

Saturday 12 September 2020

Tha thứ như Chúa đã tha

CHÚA NHẬT XXIV MÙA THƯỜNG NIÊN

Hc 27,33-28,9; Rm 14,7-9; Mt 18,21-35

Nếu trong Chúa Nhật vừa rồi, chúng ta đã suy niệm về việc sửa lỗi cho nhau, thì Chúa Nhật này, Lời Chúa hướng chúng ta đến một chủ đề khác, đó là “tha thứ cho tha nhân.” Lần này, dưới ánh sáng của Lời Chúa, chúng ta tìm hiểu những điểm sau đây:

1) Phải tha thứ bao nhiêu lần?

2) Tại sao phải tha thứ?

3) Những áp dụng để tha thứ.

Saturday 5 September 2020

Nghệ thuật sửa lỗi cho nhau

CHÚA NHẬT XXIII MÙA THƯỜNG NIÊN

Ed 33,7-9; Rm 13,8-10; Mt 18,15-20

Phụng vụ Lời Chúa hôm nay, nói tới một trách nhiệm của người Kitô hữu trong mối liên hệ với tha nhân, đó là việc sửa lỗi cho nhau. Đây là một trong những trách nhiệm tế nhị, khó khăn nhưng cần thiết cho sự trưởng thành cá nhân và lợi ích chung.

Friday 28 August 2020

Người đi để lại một con đường

 CHÚA NHẬT XXII MÙA THƯỜNG NIÊN

Gr 20,7-9; Rm 12,1-2; Mt 16,21-27

Chúa Nhật vừa rồi, chúng ta đã tìm hiểu câu hỏi “Đức Giêsu là ai.” Hôm nay, chúng ta tìm hiểu về sứ vụ cứu độ hay con đường mà Chúa Kitô phải thực hiện để cứu độ loài người, đó là con đường thập giá, và điều kiện để theo Chúa. Chúng ta lần lượt dừng lại ba điểm chính yếu sau đây từ bài Tin Mừng:

Đấng Cứu Độ của nhân loại

CHÚA NHẬT XXI THƯỜNG NIÊN

Is 22,19-23; Rm 11,33-36; Mt 16,13-20

Trong cuốn sách nổi tiếng “Muối Cho Đời,” Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI có một xác tín rất vững chắc là: “Chúng ta được cứu độ bởi Đức Kitô và trong Giáo Hội.” Đây là một xác tín giúp chúng ta trở về với những gì căn bản của đức tin Kitô giáo. Và một cách nào đó phụng vụ Lời Chúa hôm nay cũng nói tới chủ đề này.

Sunday 16 August 2020

Không ai bị loại khỏi tình yêu của Thiên Chúa

CHÚA NHẬT XX THƯỜNG NIÊN
Is 56,1.6-7; Rm 11,13-15.29-32; Mt 15,21-28

Không ai xa lạ, không ai bị loại trừ khỏi trái tim và lòng thương xót của Thiên Chúa. Đó là chủ đề chính mà phụng vụ Lời Chúa hôm nay muốn giới thiệu với chúng ta.

Wednesday 12 August 2020

Mẹ là niềm hy vọng của nhân loại

 LỄ ĐỨC MARIA HỒN XÁC VỀ TRỜI (15/08)

Kh 11,19a.12,1-6a.10b; 1 Cr 15,20-26; Lc 1,39-56

Hôm nay, Giáo Hội mừng đại lễ Đức Maria hồn xác về trời, chúng ta được mời gọi chiêm ngắm vai trò của Đức Trinh Nữ Maria trong lịch sử cứu độ. Quả thế, lễ Vô Nhiễm Nguyên Tội, Truyền Tin, Mẹ Thiên Chúa và Lên Trời là những mốc lịch sử nền tảng, liên kết với nhau mà Giáo Hội tôn vinh và ngợi khen định mệnh vinh hiển của Mẹ Thiên Chúa, đồng thời qua đó chúng ta cũng có thể đọc thấy lịch sử của chúng ta.

Friday 31 July 2020

Phép lạ của sự hiệp thông

CHÚA NHẬT XVIII THƯỜNG NIÊN A

Is 55,1-3; Rm 8,35.37-39; Mt 14,13-21

Anh chị em có tin là chỉ “năm chiếc bánh và hai con cá” mà Chúa Giêsu đã nuôi sống năm ngàn người ăn không? Năm chiếc bánh và hai con cá so với năm ngàn người, không kể đàn bà trẻ con, (nếu tính cả chắc phải lên đến mười lăm ngàn người,) một con số người ăn thật quá lớn so với sự ít ỏi thực phẩm như thế. Các Tông Đồ cũng đã lo lắng và lúng túng mà nói với Chúa:  “Nơi đây hoang vắng, và đã muộn rồi, vậy xin Thầy cho dân chúng về, để họ vào các làng mạc mua lấy thức ăn” (Mt 14,15).

Saturday 25 July 2020

Kho báu và viên ngọc quý


1 V 3,5-12; Rm 8,28-30; Mt 13,44-52
Với việc cử hành phụng vụ Chúa Nhật XVII, Lời Chúa hôm nay tiếp tục giới thiệu chủ đề về Nước Trời như là kho báu, viên ngọc quý, và là mẻ cá mà mỗi người chúng ta cần khôn ngoan ưu tiên tìm kiếm để được hạnh phúc vĩnh cửu.

Lúa và cỏ lùng


Kn 12,13.16-19; Rm 8,26-27; Mt 13,24-43
Phụng vụ Chúa Nhật này trình bày cho chúng ta ba dụ ngôn mà Chúa Giêsu dùng để loan báo mầu nhiệm Nước Trời cho dân chúng. Chúa Giêsu thường dùng dụ ngôn để giảng dạy những chân lý cao siêu, bởi vì, khoảng cách giữa con người và chân lý là một câu chuyện. Đây là phương pháp mà các bậc hiền triết dùng giúp người nghe dễ hiểu và dễ nhớ bằng một câu chuyện ngụ ngôn.

Sức mạnh của Lời Chúa

CHÚA NHẬT XV THƯỜNG NIÊN
Is 55,10-11; Rm 8,18-23; Mt 13,1-23
Với dụ ngôn “người gieo giống” rất quen thuộc, phụng vụ Lời Chúa hôm nay giới thiệu với chúng ta chủ đề về “sức mạnh của Lời Chúa.” Chúng ta sẽ tập trung suy nghĩ ba điểm chính yếu của dụ ngôn: người gieo giống, hạt giống và những thửa ruộng khác nhau.

Saturday 4 July 2020

Học từ Chúa Giêsu

CHÚA NHẬT XIV THƯỜNG NIÊN
Dcr 9,9-10; Rm 8,9.11-13; Mt 11,25-30

Lời Chúa hôm nay thật phong phú, mỗi câu nói của Chúa Giêsu là một đề tài đáng suy niệm và áp dụng. Trong thánh lễ này, chúng ta chỉ tập trung suy niệm một câu thôi: “Hãy học với tôi vì tôi có lòng hiền hậu và khiêm nhường” (Mt 11,29).

Thursday 25 June 2020

Điều kiện để theo Chúa

CHÚA NHẬT XIII THƯỜNG NIÊN
2V 4,8-11.14-16a; Rm 6,3-4.8-11; Mt 10,37-42

Chúa Giêsu trong bài Tin Mừng hôm nay gửi tới các môn đệ của Người và qua họ gửi tới mỗi người chúng ta những điều kiện quan trọng giúp mỗi người trở thành những môn đệ đích thực của Người. Trong số đó, chúng ta dừng lại ba giáo huấn sau, đó là: tình yêu dành cho Chúa; vác thập giá và lòng hiếu khách.

Sunday 21 June 2020

Sức mạnh của niềm tin và ân sủng


CHÚA NHẬT XII THƯỜNG NIÊN

Gr 20,10-13; Rm 5,12-15; Mt 10,26-33

Chủ đề chính của Chúa Nhật này như là sợi chỉ đỏ xuyên suốt các bài đọc Lời Chúa đó là: “Sức mạnh của sự phó thác và tin tưởng vào Thiên Chúa sẽ giúp chúng ta chiến thắng trước những khó khăn và thử thách của cuộc sống.” Chúng ta sẽ tập trung suy nghĩ chủ đề này và rút ra những bài học áp dụng cho cuộc sống hằng ngày.

Thursday 11 June 2020

Thánh Thể, Mầu nhiệm hiệp thông

LỄ MÌNH MÁU THÁNH CHÚA GIÊSU

Đnl 8,2-3.14b-16a; 1 Cr 10,16-17; Ga 6,51-58
Hôm nay, chúng ta cử hành trọng thể lễ Mình và Máu Thánh Chúa Giêsu (Corpus Christi). Đây là cơ hội thuận tiện để chúng ta suy niệm về bí tích Thánh Thể. Trong bài đọc II, thánh Phaolô trình bày về bí tích Thánh Thể như là mầu nhiệm “hiệp thông”: “Khi ta nâng chén chúc tụng mà cảm tạ Thiên Chúa, há chẳng phải là dự phần vào Máu Đức Kitô ư? Và khi ta cùng bẻ Bánh Thánh, đó chẳng phải là dự phần vào Thân Thể Người sao?” (1 Cr 10,16).

Saturday 6 June 2020

Ba Ngôi yêu thương và gần gũi


LỄ CHÚA BA NGÔI  
Xh 34,4b-6.8-9; 2 Cr 13,11-13; Ga 3,16-18
 “Cầu chúc toàn thể anh em được đầy tràn ân sủng của Chúa Giêsu Kitô, đầy tình thương của Thiên Chúa và ơn hiệp thông của Thánh Thần” (2 Cr 13,13).

Đây là lời chào mà thánh Phaolô đã gửi tới các Kitô hữu ở Côrintô trong bài đọc II của đại lễ Ba Ngôi chí thánh. Một lời chào chúc chứa đựng niềm tin Ba Ngôi. Tôi muốn gửi tới mọi người chúng ta chính lời cầu chúc ấy. Trong đó, Ba Ngôi Thiên Chúa được nói tới, đó là Chúa Cha (Thiên Chúa), Chúa Con (Đức Giêsu Kitô) và Chúa Thánh Thần.