LỄ THÁNH PHAOLÔ TRỞ LẠI
25/01
Hôm nay, chúng ta mừng lễ kính thánh lễ
Phaolô trở lại. Trong thánh lễ này, chúng ta tập trung suy niệm về cuộc hoán
cải kỳ diệu của thánh Phaolô.
1- Trở lại
1- Trở lại
Ý nghĩa trung tâm của thánh lễ hôm nay là sự trở
lại kỳ diệu của Thánh Phaolô. Sách Công Vụ chương 8 cho thấy: từ một người quá
nhiệt thành với Đạo Do Thái, nên hăng hái lùng sục bắt bớ các Kitô hữu, Phaolô
đã bị Thiên Chúa quật ngã trên đường Đamas. Được gặp Đấng Phục Sinh, ông trở
thành một Tông Đồ Dân Ngoại vĩ đại. Phaolô đã xoay chuyển hoàn toàn, đó là sự
trở lại hết sức ngoạn mục!
Trở lại hay hoán cải có nghĩa là thay đổi, nó
bắt nguồn từ ý nghĩa của từ metanoia,
thay đổi não trạng, thay đổi con người, thay đổi đời sống để trở về với nguồn
sống là chính Thiên Chúa. Việc hoán cải là việc làm liên lỉ. Chúng ta cần phải
hoán cải luôn.
Nhân dịp mừng lễ quan thầy của Đức Cha Phaolô
Cao Đình Thuyên, ngài chia sẻ: “Tôi nhận thánh Phaolô trở lại, tôi cảm ơn Ngài
đã giúp đỡ tôi rất nhiều trong sứ vụ của mình. Đặc biệt, là để xin ngài giúp
cho tôi biết trở lại mỗi ngày.” Câu nói đó tóm tắt linh đạo Tin Mừng. Nghĩa là
chúng ta được mời gọi phải trở lại mỗi ngày, phải hoán cải liên lỉ. Nhìn lại
năm qua, chúng ta cần tạ tội để tạ ơn Chúa.
2- Tập trung vào Chúa Kitô
Khi đã gặp Chúa, biết Chúa, Phaolô đã yêu mến
Chúa với một tình yêu nồng nàn. Ngài xác tín: “Tôi coi tất cả là rơm rác, để được Đức Kitô và được kết hợp với Người”
(Pl 3,8). “Tình yêu Chúa Kitô thúc bách chúng tôi,” “Không có gì tách chúng ta
ra khỏi lòng mến của Thiên Chúa trong Đức Kitô” (x. Rm 8, 35-39).
Đây là bước ngoặt vĩ đại của Phaolô, sau khi
đã trở lại, ngài hoàn toàn tập trung vào điều chính yếu là Chúa Kitô, ngài mặc lấy
Chúa Kitô, bén rễ trong Chúa Kitô, để được nên đồng hình đồng dạng với Người.
Nhờ đó, ngài quả quyết: “Tôi sống nhưng không còn phải tôi, mà là Đức Kitô sống
trong tôi” (Gl 2,20)
Đây là bài học mà thánh nhân dành cho chúng
ta. Chúng ta cũng được mời gọi xây dựng con người mình trên nền tảng là Chúa
Kitô. Chúng ta hãy huy động tất cả mọi năng lực thể lý, con tim và tinh thần
của mình cho tình yêu Chúa Kitô.
3- Truyền giáo
Sau khi đã trở lại, Phaolô hăng say loan báo
Tin Mừng ở Giêrusalem, các vùng bắc Á, vượt biển sang Châu Âu bốn lần để truyền
giáo, bất chấp mọi khó khăn mà theo lời kể của Ngài: “Tôi đã bị lao tù đòn vọt, bao lần suýt chết, năm lần bị người Do Thái đánh
bốn mươi roi bớt một, ba lần bị đánh đòn, một lần bị ném đá, ba lần bị đắm tàu,
một đêm một ngày lênh đênh giữa biển khơi”; phải chịu đủ thứ nguy hiểm..., phải vất vả mệt nhọc, thường phải thức
đêm, bị đói khát, nhịn ăn nhịn uống và chịu rét mướt trần truồng”
(2 Cor 11,23-27). Cuối đời, Phaolô chịu tử đạo tại Rôma. Tất cả vì Tin Mừng và
vì phần rỗi của anh chị em.
Noi gương thánh Phaolô, chúng ta hãy ra đi và truyền
giảng Tin Mừng cho những người xung quanh chúng ta. Amen!
Cha ơi, cho con xin tài liệu về cuốn sách này : Cuộc phiêu lưu của một gia đình nông dân của tác giả Thập Lang tại Houston, Hoa Kỳ.
ReplyDeleteCon xin cảm ơn rất nhiều .
JB Nguyễn Anh
Xin lỗi, mình không có cuốn này
ReplyDeleteEm ở đâu vậy? Cầu Chúa chúc lành cho em!