CHÚA NHẬT VI PHỤC SINH
Cv 15,1-2,22-29; Kh 21,10-14,22-23; Ga 14,23-29
Cv 15,1-2,22-29; Kh 21,10-14,22-23; Ga 14,23-29
Nếu
Chúa Nhật vừa rồi, Lời Chúa nói về giới răn yêu thương, thì Chúa Nhật tuần này,
Lời Chúa nói về bình an là món quà quý giá mà Đấng Phục Sinh ban tặng.
Trong
bài Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu nói: “Thầy để lại bình an cho anh em, Thầy ban
cho anh em bình an của Thầy. Thầy ban cho anh em không theo kiểu thế gian” (Ga
14,27).
1- Một thứ bình an rất khác
Ở
đây, Chúa Giêsu muốn nói về thứ bình an nào? Quả thật, Người không nói về sự
bình an bên ngoài, sự bình an vắng bóng chiến tranh và tranh chấp giữa người
với người, giữa các dân tộc hay giữa các quốc gia với nhau. Người nói về thứ
bình an này trong những dịp khác nhau, chẳng hạn như khi Người nói: “Phúc cho
ai xây dựng hòa bình, vì họ sẽ được gọi là con Thiên Chúa.”
Nhưng
trong đoạn Tin Mừng này, Chúa Giêsu nói đến một thứ bình an hoàn toàn khác, thứ
bình an nội tâm của tâm hồn mà một người có nơi mình nhờ sống kết hợp với Thiên
Chúa. Điều này quá rõ ràng từ những gì Chúa Giêsu liền bổ sung ngay sau đó:
“Anh em đừng xao xuyến cũng đừng sợ hãi” (Ga 14,27). Đây là sự bình an nền tảng
nhất. Nếu không có sự bình an này, những sự bình an khác không thể hiện hữu.
Cũng như một tỷ giọt nước bẩn sẽ không thể làm cho một đại dương sạch, thì một
tỷ trái tim xao xuyến sẽ thể không làm cho nhân loại này được bình an.
Từ
mà Chúa Giêsu dùng là từ “shalom.” Người Do Thái chào nhau bằng từ này, ngày
nay họ vẫn còn chào nhau như thế khi gặp nhau. Chính Chúa Giêsu chào các môn đệ
bằng từ này vào buổi chiều Phục Sinh và Người truyền cho các môn đệ hãy chào
dân chúng theo cách thức như thế: “Vào bất cứ nhà nào, trước tiên hãy nói:
“Bình an cho nhà này” (Lc 10,5-6).
2- Chúa chính là bình an
Để
hiểu ý nghĩa của sự bình an mà Chúa Giêsu ban tặng, chúng ta cần tìm hiểu trong
Kinh Thánh. Theo đó, “shalom” có nhiều ý nghĩa sâu xa hơn là chỉ theo nghĩa
bình an là vắng bóng chiến tranh và hỗn loạn. Một cách tích cực, nó diễn tả sự
khỏe mạnh, sự yên bình, dĩ nhiên, cả sự thành công và vinh quang. Thật vậy,
Kinh Thánh nói về sự “bình an của Thiên Chúa” (Pl 4,5) và cũng nói về “Thiên
Chúa của bình an” (Rm 15,32). Bình an không có nghĩa chỉ là những điều Thiên
Chúa ban nhưng cả những gì Thiên Chúa là. Trong một Vịnh Ca, Giáo Hội gọi Chúa
Ba Ngôi là “đại dương bình an.” Như thế, bình an là ân huệ đến từ Thiên Chúa và
cũng chính là Thiên Chúa. Bởi thế, khi nhập thể làm Người, Chúa Giêsu được gọi
là Hoàng Tử Bình An và cũng là nguồn mạch bình an. Sau khi phục sinh, Người là
Đấng ban tặng bình an. Thế nên, trong những cuộc hiện ra với các môn đệ, lời
đầu tiên mà Đấng Phục Sinh nói là: “Bình an cho anh em.” Trong thánh lễ, linh
mục đại diện Chúa Kitô lặp lại lời chúc này tới cộng đoàn cử hành, là vọng lại
lời chúc bình an của Đấng Phục Sinh. Bởi lẽ, bao giờ cũng thế, con người luôn
cần đến sự bình an của Người.
Điều
này cũng nói với chúng ta rằng bình an tâm hồn mà tất cả chúng ta đều khát khao
không bao giờ hoàn toàn hiện hữu và chúng ta có được mà không có Thiên Chúa,
hay ở ngoài Người. Trong tác phẩm “Divina Commedia” đại thi hào Dante Alighieri
đã tổng hợp tất cả những điều này trong câu thơ mà nhiều người xem là câu thơ
đẹp nhất trong tác phẩm ông: “Bình an chúng con là ở nơi ý của Ngài.”
3- Đức tin mang lại bình an
Tin
vào Chúa Kitô không có nghĩa là chúng ta được miễn chuẩn khỏi đau khổ, khó khăn
và thử thách. Tin Mừng không hứa ban một phương thuốc để giải quyết hết mọi vấn
đề; một cách nào đó, lo lắng, khó khăn, thử thách là một phần của thân phận con
người. Nhiều lúc chúng ta còn phải đối diện với những khó khăn đó nhiều hơn cả
những người không tin, chúng trên cả những khả năng của chúng ta. Nhưng Tin
Mừng chỉ ra một phương dược giúp chúng ta vượt qua khó khăn và được bình an
trong khi gặp thử thách. Đó là lời đầu tiên trong chương Tin Mừng Gioan: “Anh
em đừng xao xuyến! Hãy tin vào Thiên Chúa và tin vào Thầy” (Ga 14,1). Tin tưởng
vào Thiên Chúa và ở lại trong Người là phương được để có bình an. Điều này
khiến mỗi người phải chất vấn mình: Nhưng lúc gặp khó khăn, tôi có chạy đến
Chúa không? Tôi có tin vào Chúa không?
Sau
chiến tranh thế giới II, một cuốn sách được xuất bản với tựa đề: “Những lá thư
cuối cùng từ Stalingrad”. Đó là những lá thư của những lính chiến Đức là những
người đang chờ cuộc tấn công cuối cùng vào Liên Xô ở Stalingrad. Trong đó tất
cả bị giết chết. Những lá thư đó được một máy bay chở ra khỏi thành phố. Người
ta tìm thấy sau chiến tranh trong một lá thư, một người lính trẻ viết cho mẹ
anh với những lời này: “Con không sợ chết. Đức tin con làm cho con vững mạnh
tuyệt vời như thế.”
Tôi
còn nhớ câu chuyện về mẹ tôi, lần kia, một người trong gia đình tôi gặp một tai
nạn nghiêm trọng, nghe tin điều đó, mẹ tôi rất lo lắng, mẹ liền chạy đến đền
thánh Antôn nhờ thánh nhân cầu bầu cùng Chúa cho gia đình được bình an. Sau khi
đã cầu nguyện, mẹ tôi trở về trong sự bình tĩnh và phó thác để đối diện với
những khó khăn vừa xảy ra.
Có
lẽ mỗi người đều có kinh nghiệm tương tự như thế, những lúc gặp khó khăn thử
thách và cả những lúc êm ả, chỉ có Chúa là nơi chúng ta nương thân, chỉ có Chúa
mới mang lại bình an cho tâm hồn.
Giờ
đây chúng ta hiểu được ý nghĩa mà chúng ta cầu chúc trong thánh lễ khi hôn bình
an. Chúng ta chúc nhau được mạnh khỏe, bình an, có tương quan tốt với Thiên
Chúa và với tha nhân. Nói cách khác, chúng ta chúc nhau có một con tim đầy bình
an của Chúa Kitô là sự bình an nền tảng cho toàn bộ cuộc sống con người. Ai
cũng cần đến thứ bình an đó của Chúa. Chúng ta hãy chúc nhau bằng lời chúc của
Đấng Phục Sinh: “Bình an của Chúa ở cùng anh chị em!” Amen!
Lm. Phêrô Nguyễn Văn Hương
No comments:
Post a Comment