CHÚA NHẬT II THƯỜNG NIÊN
Is 49,3.5-6; 1 Cr 1,1-3; Ga 1,29-34
Trong bài Tin Mừng Chúa Nhật II thường niên năm A, chúng ta nghe thánh Gioan Tẩy Giả giới thiệu Chúa Giêsu khi nói rằng: “Đây là Chiên Thiên Chúa, đây Đấng xóa bỏ tội trần gian” (Ga 1,29). Khi nghe những lời giới thiệu này, những người Do Thái nghĩ gì? Và cả chúng ta nữa, những lời này có nghĩa là gì? 1- Chiên đối với người Do Thái
Chúng ta biết chiên là một loài động vật, tự bản chất, rất hiền lành, hơi nhút nhát nhưng lại dễ gần. Nó khác với con hổ và con chó vì con hổ thường dữ tợn, hay gây hấn, làm người ta sợ; còn con chó thường hay sủa, hay cắn. Con chiên thì hiền lành và yên tĩnh. Chiên chính là con cừu con. Ở Châu Đại Dương, người ta nuôi cừu rất nhiều để lấy lông và làm thịt. Lông cừu được dùng để sản xuất nhiều sản phẩm quý như áo quần. Còn thịt cừu là một món thịt rất béo và ngon. Chăn nuôi chiên và cừu mang lại những lợi nhuận kinh tế đáng kể.
Theo Kinh Thánh, con chiên là biểu tượng của sự vô tội, hay nói cách khác, con chiên tượng trưng cho của lễ và sự hy sinh. Vì thế, người Do Thái dùng chiên làm lễ tế để cử hành lễ Vượt Qua của họ. Trước khi lên đường, trong bữa ăn tối lễ Vượt Qua, Môsê đã truyền cho người Do Thái phải giết chiên để ăn lễ Vượt Qua. Chiên phải là chiên đực, dưới một tuổi, không tì vết, thịt thì ăn, còn máu thì bôi trên cửa nhà mình. Chiên là của lễ dâng lên Chúa. Hằng năm, người Do Thái cử hành lễ Vượt Qua để nhớ lại biến cố Thiên Chúa giải thoát họ khỏi cảnh nô lệ ở Ai Cập trở về đất hứa (x. Xh 12,3-14).
2- Chiên xóa tội trần gian
Tân Ước áp dụng hình ảnh con chiên cho Chúa Kitô. Nên khi Đức Giêsu đi qua, thánh Gioan Tẩy Giả giới thiệu với dân chúng rằng: “Đây là Chiên Thiên Chúa, đây Đấng xóa bỏ tội trần gian” (Ga 1,29). Khi thánh Gioan Tẩy Giả dùng hình ảnh con chiên để giới thiệu về Chúa Giêsu, người Do Thái hiểu ngay ý nghĩa của nó vì họ rất quen thuộc với hình ảnh và ý nghĩa của con chiên. Họ hiểu rằng: Chiên là hình ảnh ám chỉ Đấng Mêsia mà các tiên tri trong Cựu Ước đã dùng, đặc biệt tiên tri Isaia. Trong bài ca về người Tôi Tớ đau khổ, tiên tri đã ví người tôi tớ đó như “con chiên hiền lành bị đem đi giết” (x. Is 53,7). Chiên được dùng để làm của lễ dâng lên Thiên Chúa và gánh lấy những lỗi lầm của con người. Bởi thế, khi nghe nói về chiên, các Tông Đồ và các Giáo Phụ của Giáo Hội giải thích: Con chiên là biểu tượng của sự trong sạch, đơn sơ, hiền lành, ôn hòa, vô tội v.v… Những đặc tính này được áp dụng cho Chúa Giêsu, Người là Con Thiên Chúa, được Chúa Cha sai xuống trần gian, như Con Chiên trong sạch, hiền lành và vô tội. Người chính là Chiên Thiên Chúa đến để xóa bỏ tội trần gian và mang lại ơn cứu độ cho chúng ta nhờ cái chết và phục sinh của Người. Bởi thế, thánh Phêrô quả quyết rằng: “Anh em hãy biết rằng không phải nhờ những của chóng hư nát như vàng hay bạc mà anh em đã được cứu thoát khỏi lối sống phù phiếm do cha ông anh em truyền lại. Nhưng anh em đã được cứu chuộc nhờ bửu huyết của Con Chiên vẹn toàn, vô tỳ tích, là Đức Kitô” (1 Pr 1,18-19). Và thánh Gioan trong sách Khải Huyền ba lần dùng từ “con chiên” để nói về Chúa Kitô và mô tả bữa tiệc cánh chung của Thiên Chúa với loài người như là tiệc cưới Con Chiên. Đó là ngày vui vì ơn cứu độ của toàn thể nhân loại được thành toàn (x. Kh 19,8-9).
3- Chúa Giêsu xóa tội qua các bí tích
Qua các bí tích, Chúa Giêsu tiếp tục tha thứ và xóa bỏ tội lỗi của chúng ta khi chúng ta đón nhận các bí tích, đặc biệt là bí tích Rửa Tội và bí tích Hòa Giải. Bí tích Rửa Tội xóa bỏ tội nguyên tổ và các tội riêng chúng ta phạm. Phép Rửa là “cửa dẫn vào các bí tích.” Chúa Giêsu xóa bỏ tội lỗi của chúng ta trong bí tích Hòa Giải khi chúng ta đến xưng thú tội lỗi với các linh mục.
Đó là lý do tại sao Giáo Hội lấy lại những lời tuyên xưng của Gioan làm lời cầu nguyện trong thánh lễ. Trong Kinh Vinh Danh, khi thưa với Chúa Con, chúng ta cầu xin rằng: “Lạy Con Một Thiên Chúa, Chúa Giêsu Kitô. Lạy Chúa là Thiên Chúa, là Chiên Thiên Chúa, là Con Ðức Chúa Cha, Chúa xóa tội trần gian, xin thương xót chúng con, Chúa xóa tội trần gian, xin nhậm lời chúng con cầu khẩn.” Đặc biệt, trước khi rước lễ, linh mục công bố: “Đây Chiên Thiên Chúa, đây Đấng xóa tội trần gian, phúc cho ai được mời đến dự tiệc Chiên Thiên Chúa.”
Như thế, Giáo Hội muốn nhắc nhở chúng ta rằng tội lỗi là một thế lực thống trị chúng ta. Tự sức mình, chúng ta không thể tự giải thoát khỏi tội lỗi. Chỉ nhờ Chúa Kitô, là Chiên Thiên Chúa, Đấng xóa tội trần gian, mới có thể giúp chúng ta chiến thắng tội lỗi, trở thành con cái của Nước Trời, và sống sự công chính của Người trên trần gian.
Bởi vậy, chúng ta hãy siêng năng lãnh nhận bí tích Hòa Giải, tham dự thánh lễ và năng rước Chúa Giêsu Thánh Thể, để nhờ Người, chúng ta có sức mạnh chống trả các chước cám dỗ và sống thánh thiện trước nhan Thiên Chúa. Amen!
Is 49,3.5-6; 1 Cr 1,1-3; Ga 1,29-34
Trong bài Tin Mừng Chúa Nhật II thường niên năm A, chúng ta nghe thánh Gioan Tẩy Giả giới thiệu Chúa Giêsu khi nói rằng: “Đây là Chiên Thiên Chúa, đây Đấng xóa bỏ tội trần gian” (Ga 1,29). Khi nghe những lời giới thiệu này, những người Do Thái nghĩ gì? Và cả chúng ta nữa, những lời này có nghĩa là gì? 1- Chiên đối với người Do Thái
Chúng ta biết chiên là một loài động vật, tự bản chất, rất hiền lành, hơi nhút nhát nhưng lại dễ gần. Nó khác với con hổ và con chó vì con hổ thường dữ tợn, hay gây hấn, làm người ta sợ; còn con chó thường hay sủa, hay cắn. Con chiên thì hiền lành và yên tĩnh. Chiên chính là con cừu con. Ở Châu Đại Dương, người ta nuôi cừu rất nhiều để lấy lông và làm thịt. Lông cừu được dùng để sản xuất nhiều sản phẩm quý như áo quần. Còn thịt cừu là một món thịt rất béo và ngon. Chăn nuôi chiên và cừu mang lại những lợi nhuận kinh tế đáng kể.
Theo Kinh Thánh, con chiên là biểu tượng của sự vô tội, hay nói cách khác, con chiên tượng trưng cho của lễ và sự hy sinh. Vì thế, người Do Thái dùng chiên làm lễ tế để cử hành lễ Vượt Qua của họ. Trước khi lên đường, trong bữa ăn tối lễ Vượt Qua, Môsê đã truyền cho người Do Thái phải giết chiên để ăn lễ Vượt Qua. Chiên phải là chiên đực, dưới một tuổi, không tì vết, thịt thì ăn, còn máu thì bôi trên cửa nhà mình. Chiên là của lễ dâng lên Chúa. Hằng năm, người Do Thái cử hành lễ Vượt Qua để nhớ lại biến cố Thiên Chúa giải thoát họ khỏi cảnh nô lệ ở Ai Cập trở về đất hứa (x. Xh 12,3-14).
2- Chiên xóa tội trần gian
Tân Ước áp dụng hình ảnh con chiên cho Chúa Kitô. Nên khi Đức Giêsu đi qua, thánh Gioan Tẩy Giả giới thiệu với dân chúng rằng: “Đây là Chiên Thiên Chúa, đây Đấng xóa bỏ tội trần gian” (Ga 1,29). Khi thánh Gioan Tẩy Giả dùng hình ảnh con chiên để giới thiệu về Chúa Giêsu, người Do Thái hiểu ngay ý nghĩa của nó vì họ rất quen thuộc với hình ảnh và ý nghĩa của con chiên. Họ hiểu rằng: Chiên là hình ảnh ám chỉ Đấng Mêsia mà các tiên tri trong Cựu Ước đã dùng, đặc biệt tiên tri Isaia. Trong bài ca về người Tôi Tớ đau khổ, tiên tri đã ví người tôi tớ đó như “con chiên hiền lành bị đem đi giết” (x. Is 53,7). Chiên được dùng để làm của lễ dâng lên Thiên Chúa và gánh lấy những lỗi lầm của con người. Bởi thế, khi nghe nói về chiên, các Tông Đồ và các Giáo Phụ của Giáo Hội giải thích: Con chiên là biểu tượng của sự trong sạch, đơn sơ, hiền lành, ôn hòa, vô tội v.v… Những đặc tính này được áp dụng cho Chúa Giêsu, Người là Con Thiên Chúa, được Chúa Cha sai xuống trần gian, như Con Chiên trong sạch, hiền lành và vô tội. Người chính là Chiên Thiên Chúa đến để xóa bỏ tội trần gian và mang lại ơn cứu độ cho chúng ta nhờ cái chết và phục sinh của Người. Bởi thế, thánh Phêrô quả quyết rằng: “Anh em hãy biết rằng không phải nhờ những của chóng hư nát như vàng hay bạc mà anh em đã được cứu thoát khỏi lối sống phù phiếm do cha ông anh em truyền lại. Nhưng anh em đã được cứu chuộc nhờ bửu huyết của Con Chiên vẹn toàn, vô tỳ tích, là Đức Kitô” (1 Pr 1,18-19). Và thánh Gioan trong sách Khải Huyền ba lần dùng từ “con chiên” để nói về Chúa Kitô và mô tả bữa tiệc cánh chung của Thiên Chúa với loài người như là tiệc cưới Con Chiên. Đó là ngày vui vì ơn cứu độ của toàn thể nhân loại được thành toàn (x. Kh 19,8-9).
3- Chúa Giêsu xóa tội qua các bí tích
Qua các bí tích, Chúa Giêsu tiếp tục tha thứ và xóa bỏ tội lỗi của chúng ta khi chúng ta đón nhận các bí tích, đặc biệt là bí tích Rửa Tội và bí tích Hòa Giải. Bí tích Rửa Tội xóa bỏ tội nguyên tổ và các tội riêng chúng ta phạm. Phép Rửa là “cửa dẫn vào các bí tích.” Chúa Giêsu xóa bỏ tội lỗi của chúng ta trong bí tích Hòa Giải khi chúng ta đến xưng thú tội lỗi với các linh mục.
Đó là lý do tại sao Giáo Hội lấy lại những lời tuyên xưng của Gioan làm lời cầu nguyện trong thánh lễ. Trong Kinh Vinh Danh, khi thưa với Chúa Con, chúng ta cầu xin rằng: “Lạy Con Một Thiên Chúa, Chúa Giêsu Kitô. Lạy Chúa là Thiên Chúa, là Chiên Thiên Chúa, là Con Ðức Chúa Cha, Chúa xóa tội trần gian, xin thương xót chúng con, Chúa xóa tội trần gian, xin nhậm lời chúng con cầu khẩn.” Đặc biệt, trước khi rước lễ, linh mục công bố: “Đây Chiên Thiên Chúa, đây Đấng xóa tội trần gian, phúc cho ai được mời đến dự tiệc Chiên Thiên Chúa.”
Như thế, Giáo Hội muốn nhắc nhở chúng ta rằng tội lỗi là một thế lực thống trị chúng ta. Tự sức mình, chúng ta không thể tự giải thoát khỏi tội lỗi. Chỉ nhờ Chúa Kitô, là Chiên Thiên Chúa, Đấng xóa tội trần gian, mới có thể giúp chúng ta chiến thắng tội lỗi, trở thành con cái của Nước Trời, và sống sự công chính của Người trên trần gian.
Bởi vậy, chúng ta hãy siêng năng lãnh nhận bí tích Hòa Giải, tham dự thánh lễ và năng rước Chúa Giêsu Thánh Thể, để nhờ Người, chúng ta có sức mạnh chống trả các chước cám dỗ và sống thánh thiện trước nhan Thiên Chúa. Amen!
No comments:
Post a Comment