Cv
10,34a.37-43; 1 Cr 5,6b-8; Ga 20,1-9
Hôm nay là đại lễ mừng Chúa Phục Sinh. Theo truyền thống, lễ này được gọi là lễ Vượt Qua của Chúa (Pasqua Domini). Tất cả phụng vụ nói về sự phục sinh của Chúa Kitô. Vì thế, chúng ta dành ít thời gian để suy niệm ý nghĩa của biến cố này.
Trong
bài đọc II, chúng ta nghe những lời long trọng này của thánh Phaolô:
“Anh em hãy loại bỏ men cũ để trở thành bột mới, vì anh em là bánh không men. Quả vậy, Đức Kitô đã chịu hiến tế làm chiên lễ Vượt Qua của chúng ta. Vì thế, chúng ta đừng lấy men cũ, là lòng gian tà và độc ác, nhưng hãy lấy bánh không men, là lòng tinh tuyền và chân thật, mà ăn mừng đại lễ” (1 Cr 5,7-8).
Nhưng
chúng ta “ăn mừng đại lễ” có nghĩa là gì? Hay mừng lễ Vượt Qua (Pasqua) là gì?
Theo nghĩa từ này, Vượt Qua có nghĩa là đi qua một quãng đường, một trình trạng,
tới một nơi mới mẻ. Lễ này bắt nguồn từ Cựu Ước. Người Do Thái mừng lễ Vượt Qua
để nhớ lại biến cố Thiên Chúa đã cứu thoát họ khỏi ách nô lệ của Ai Cập mà tiến
về Đất Hứa. Khi mừng lễ này, họ giết chiên để ăn mừng lễ Vượt Qua. Trong Tân Ước,
với cuộc khổ nạn, chết và phục sinh của mình, Chúa Giêsu mạc khải mình là Chiên
Thiên Chúa, bị sát tế trên thập giá để xóa tội trần gian và đưa con người thoát
khỏi ách nô lệ của tội lỗi tới một đời sống mới. Như thế, chúng ta có thể nói rằng
Chúa Giêsu đã mang lại sự viên mãn cho truyền thống lễ Vượt Qua cũ và biến đổi
thành lễ Vượt Qua mới của Người. Nhờ cuộc Vượt Qua này, chúng ta được giải
thoát khỏi tình trạng tội lỗi và được trở nên con cái của Thiên Chúa.
Khởi
đi từ ý nghĩa mới mẻ này của lễ Phục Sinh, thánh Phaolô đã áp dụng và giải
thích cho chúng ta bằng hình ảnh “men cũ và bột mới.” “Men cũ và bột mới” là biểu
tượng của việc thanh tẩy, xóa bỏ điều cũ, điều xấu để nhường chỗ cho điều mới mẻ,
điều tốt lành. Thánh Phaolô giải thích truyền thống cũ đó được mặc lấy một ý
nghĩa mới, nhờ cuộc vượt qua mới mẻ của Chúa Giêsu từ cái chết tới phục sinh. Bởi
thế, vì Chúa Kitô, Con Chiên đích thực đã hiến mình vì chúng ta, nhờ Người và
vì Người, chúng ta trở thành “bột mới,” được giải thoát khỏi mọi vết nhơ men cũ
là tội lỗi của con người cũ.
Vì thế,
thánh Phaolô mời gọi chúng ta hãy mừng đại lễ với “lòng tinh tuyền và chân thật.”
Thánh Ambrôsiô nói rằng: “Vượt Qua có nghĩa là vượt qua khỏi tội lỗi tới ơn tha
thứ.” Trong lời này chứa đựng một sứ điệp giải phóng mà chúng ta muốn tìm hiểu ở
đây.
Mừng
lễ Phục Sinh, Giáo Hội loan báo cho mọi người biết rằng Chúa Giêsu đã hủy diệt
sự chết và tội lỗi:
“Người đã xoá sổ nợ bất lợi
cho chúng ta, sổ nợ mà các giới luật đã đưa ra chống lại chúng ta. Người đã huỷ
bỏ nó đi, bằng cách đóng đinh nó vào thập giá” (Cl 2,14).
Người
đã phá hủy tất cả thế lực của tội lỗi nơi chúng ta:
“Vậy giờ đây, những ai ở
trong Đức Kitô Giêsu, thì không còn bị lên án nữa” (Rm 8,1).
Giờ
đây các tội nhân được hòa giải với Thiên Chúa. Đây là sứ điệp căn bản của Kitô
Giáo.
Nhiều
lúc chúng ta thấy mình đã phạm tội quá nặng, nên không còn tin vào ơn tha thứ của
Thiên Chúa nữa. Đối với một số phụ nữ, ám ảnh lớn nhất là nhớ lại việc phá
thai. Một người đã nói với cha giải tội rằng: “Mỗi khi nhớ lại chuyện đó, con
không cầm nước mắt được. Con muốn tìm lại sức mạnh để xin ơn tha thứ cho chính
mình với cha giải tội, nhưng làm sao con có thể xin ơn tha thứ với Chúa vì một
tội mà con không bao giờ có thể tha thứ cho chính mình được?”
Nếu
lương tâm có khiển trách chúng ta vì những tội lỗi đã phạm, chúng ta hãy biết rằng
lòng thương của Thiên Chúa lớn hơn và quảng đại hơn lòng chúng ta (x. 1 Ga
3,20).
“Ai sẽ buộc tội những người
Thiên Chúa đã chọn? Chẳng lẽ Thiên Chúa, Đấng làm cho nên công chính?” (Rm
8,33-34).
Một
trong những lời đẹp nhất mà chúng ta nghe trong lễ Phục Sinh là: “Thiên Chúa
làm cho nên công chính.” Điều này có nghĩa chính Người làm cho chúng ta được
công chính và thánh thiện; chính Người canh tân, hoàn thiện và không còn nhớ đến
quá khứ chúng ta. Con người thường nhớ đến quá khứ tội lỗi và rất khó quên nó,
cả khi chúng ta nói tha thứ cho người khác nhưng lại không thể quên những lỗi lầm
của họ. Thiên Chúa không như thế. Khi tha thứ, Người quên và xóa hết mọi tội lỗi,
“Người vứt mọi tội lỗi chúng ta xuống đáy biển sâu” (Mk 7,19).
No comments:
Post a Comment