Như chúng ta biết, Kinh Lạy Cha là kinh đẹp nhất trong kinh nguyện Kitô giáo. Bởi lẽ, Kinh này là do chính Chúa Giêsu trực tiếp dạy. Thánh Ciprianô nói: “Khi chúng ta đọc Kinh Lạy Cha, chúng ta cầu nguyện lên Thiên Chúa bằng chính lời Thiên Chúa ban tặng cho chúng ta.”
Thánh Luca đặt Kinh Lạy Cha trong bối cảnh cầu nguyện riêng tư của Chúa Giêsu, điều này mang đầy ý nghĩa. Người cho chúng ta được chia sẻ vào lời cầu nguyện của Người, dẫn chúng ta vào cuộc đối thoại thân mật của tình yêu Ba Ngôi. Qua đó, Luca muốn làm nổi bật Chúa Giêsu vừa là con người cầu nguyện, vừa là thầy dạy cầu nguyện. Người dạy rằng cầu nguyện không phải là lôi kéo Thiên Chúa xuống để đáp ứng những nhu cầu riêng, nhưng đúng hơn là ra khỏi chính mình, mở tâm hồn để có tầm nhìn của Thiên Chúa và đi vào hiệp thông với Người. Vì thế, Kinh Lạy Cha bắt đầu với Thiên Chúa và Người dẫn chúng ta đi vào con đường hiện hữu làm người.
Vì đây là Kinh được đọc nhiều, nên chúng ta cũng cần phải dừng lại để phân tích nó (Lc 11,1-4). Theo Mátthêu, Kinh này gồm một lời xưng tụng và bảy lời cầu xin, ba lời cầu xin với chủ từ là Thiên Chúa Cha và bốn lời xin với chủ từ là chúng con. Ba lời cầu xin đầu tiên nhằm những điều thuộc về Thiên Chúa trong trần gian; bốn lời cầu xin tiếp theo cho chính của chúng ta.
Khác với Mátthêu, theo Luca, Kinh này vắn hơn, chỉ có bốn lời cầu. Lời cầu thứ nhất: “Lạy Cha, xin làm cho danh thánh Cha vinh hiển.” Danh Thiên Chúa là thánh, vượt khỏi thế giới trần tục. Nhưng danh Giavê có thể bị lạm dụng và bị bôi nhọ, hay hạ thấp vào một ngẫu tượng, cũng có thể bị thu tóm vào ý đồ của chúng ta và làm méo mó hình ảnh Thiên Chúa.
Ở đây, trước hết Chúa Giêsu dạy cầu nguyện cho Danh Cha vinh hiển, nghĩa là cho Danh Chúa được nhận biết, được tôn kính và ưu tiên. Thiên Chúa phải ở chỗ nhất trong ý nguyện và trong đời sống con người. Như thế, chúng ta cầu xin cho mọi người biết đặt Thiên Chúa ở chỗ nhất trong đời, khát khao cho mọi người được biết và tôn thờ Danh Thánh Cha. Lời cầu xin này đòi hỏi chúng ta phải tự vấn lương tâm: Tôi đã sống với Danh Thiên Chúa như thế nào?
Ở vế thứ hai, Chúa dạy xin cho: “Triều Đại Cha mau đến.” Triều Đại Cha là chính vương quyền Thiên Chúa. Triều đại đó đã đến, đang đến và sẽ đến, hiện diện trong chính con người Đức Giêsu. Ở đâu Người hiện diện, ở đó có Nước Trời, ở đó có sự ngự trị của chân lý, tình yêu và hoan lạc trong Thánh Thần (x. Rm 14,17). Với lời cầu xin này, chúng ta nhìn nhận quyền tối thượng của Thiên Chúa: nơi nào Người không hiện diện, nơi đó không có điều tốt lành. Nơi nào người ta không nhìn thấy Thiên Chúa, nơi đó con người sẽ tiêu vong cùng với cả thế giới. Vì thế, xin cho “Nước Cha trị đến” chứ không phải nước chúng ta, để Thiên Chúa thống trị chứ không phải chúng ta. Chúng ta xin cho Nước đó được mau đến trong lòng của mỗi người, mỗi gia đình và mọi dân tộc trên thế giới.
Lời cầu xin thứ hai mà Chúa dạy là “xin Cha cho chúng con lương thực hằng ngày.” Ở đây chúng ta cầu xin Chúa Cha ban cho chúng ta có đủ lương thực hằng ngày, nghĩa là xin Chúa ban của cải vật chất như miếng cơm, manh áo, nhà cửa, phương tiện đi lại... để chúng ta sống xứng đáng nhân phẩm là con cái Chúa.
Tuy nhiên, theo các Giáo Phụ chú giải, lương thực hằng ngày còn có ý nghĩa sâu xa hơn, không chỉ là lương thực vật chất, mà còn là lương thực thiêng liêng. Theo nghĩa này, lương thực hằng ngày đây chính là Thánh Thể và Lời Chúa. Nơi Thánh Thể, Chúa Giêsu hiến mình và trở thành lương thực hằng ngày nuôi dưỡng chúng ta. Như thế, chúng ta xin Chúa Cha cho chúng ta lương thực hằng ngày cả vật chất lẫn tinh thần.
Lời cầu nguyện thứ ba: “Xin tha tội cho chúng con, vì chính chúng con cũng tha cho mọi người mắc lỗi với chúng con.”
Trong ý nguyện này, Chúa Giêsu dạy chúng ta xin Thiên Chúa tha thứ mọi tội lỗi chúng ta. Bởi lẽ, chúng ta là tội nhân trước mặt Người. Chúng ta cần được Thiên Chúa tha thứ nhờ Đức Giêsu Kitô, Chiên Thiên Chúa, Đấng xóa tội trần gian. Nhưng để được Thiên Chúa tha thứ, chúng ta phải biết tha thứ lỗi lầm cho tha nhân như là điều kiện cần có. Chúa dạy chúng ta phải có lòng bao dung và thương xót đối với anh chị em như chính Thiên Chúa đã đối xử với chúng ta.
Cuối cùng, chúng ta “xin đừng để chúng con sa chước cám dỗ.” Lời cầu xin này gây khó chịu cho nhiều người. Thiên Chúa không dẫn chúng ta vào cơn cám dỗ. Thánh Giacôbê quả quyết: “Thiên Chúa không cám dỗ ai và dẫn ai vào đó” (Gc 1,13). Chúng ta cần phân biệt thử thách và cám dỗ. Thử thách có đó, là cần thiết để thanh luyện, giúp ta trưởng thành. Còn cám dỗ đến từ ba thù: ma quỷ, thế gian, xác thịt, đó là những nguy cơ làm ta té ngã và diệt vong. Ở đây chúng ta không xin Chúa cất hết mọi cám dỗ trên đường đời nhưng xin đừng sa chước cám dỗ. Vì thế, chúng ta cần ơn Chúa để có thể chiến thắng các chước cám dỗ.
Như thế, chừng đó cũng đủ để giúp chúng ta hiểu Kinh Lạy Cha là Kinh ý nghĩa nhất của Kitô giáo. Chúng ta hãy cầu nguyện bằng Kinh Lạy Cha, nhờ lời Đức Mẹ chuyển cầu, xin Chúa ban cho chúng ta những ơn lành như chúng ta vừa suy niệm. Amen!
Thánh Luca đặt Kinh Lạy Cha trong bối cảnh cầu nguyện riêng tư của Chúa Giêsu, điều này mang đầy ý nghĩa. Người cho chúng ta được chia sẻ vào lời cầu nguyện của Người, dẫn chúng ta vào cuộc đối thoại thân mật của tình yêu Ba Ngôi. Qua đó, Luca muốn làm nổi bật Chúa Giêsu vừa là con người cầu nguyện, vừa là thầy dạy cầu nguyện. Người dạy rằng cầu nguyện không phải là lôi kéo Thiên Chúa xuống để đáp ứng những nhu cầu riêng, nhưng đúng hơn là ra khỏi chính mình, mở tâm hồn để có tầm nhìn của Thiên Chúa và đi vào hiệp thông với Người. Vì thế, Kinh Lạy Cha bắt đầu với Thiên Chúa và Người dẫn chúng ta đi vào con đường hiện hữu làm người.
Vì đây là Kinh được đọc nhiều, nên chúng ta cũng cần phải dừng lại để phân tích nó (Lc 11,1-4). Theo Mátthêu, Kinh này gồm một lời xưng tụng và bảy lời cầu xin, ba lời cầu xin với chủ từ là Thiên Chúa Cha và bốn lời xin với chủ từ là chúng con. Ba lời cầu xin đầu tiên nhằm những điều thuộc về Thiên Chúa trong trần gian; bốn lời cầu xin tiếp theo cho chính của chúng ta.
Khác với Mátthêu, theo Luca, Kinh này vắn hơn, chỉ có bốn lời cầu. Lời cầu thứ nhất: “Lạy Cha, xin làm cho danh thánh Cha vinh hiển.” Danh Thiên Chúa là thánh, vượt khỏi thế giới trần tục. Nhưng danh Giavê có thể bị lạm dụng và bị bôi nhọ, hay hạ thấp vào một ngẫu tượng, cũng có thể bị thu tóm vào ý đồ của chúng ta và làm méo mó hình ảnh Thiên Chúa.
Ở đây, trước hết Chúa Giêsu dạy cầu nguyện cho Danh Cha vinh hiển, nghĩa là cho Danh Chúa được nhận biết, được tôn kính và ưu tiên. Thiên Chúa phải ở chỗ nhất trong ý nguyện và trong đời sống con người. Như thế, chúng ta cầu xin cho mọi người biết đặt Thiên Chúa ở chỗ nhất trong đời, khát khao cho mọi người được biết và tôn thờ Danh Thánh Cha. Lời cầu xin này đòi hỏi chúng ta phải tự vấn lương tâm: Tôi đã sống với Danh Thiên Chúa như thế nào?
Ở vế thứ hai, Chúa dạy xin cho: “Triều Đại Cha mau đến.” Triều Đại Cha là chính vương quyền Thiên Chúa. Triều đại đó đã đến, đang đến và sẽ đến, hiện diện trong chính con người Đức Giêsu. Ở đâu Người hiện diện, ở đó có Nước Trời, ở đó có sự ngự trị của chân lý, tình yêu và hoan lạc trong Thánh Thần (x. Rm 14,17). Với lời cầu xin này, chúng ta nhìn nhận quyền tối thượng của Thiên Chúa: nơi nào Người không hiện diện, nơi đó không có điều tốt lành. Nơi nào người ta không nhìn thấy Thiên Chúa, nơi đó con người sẽ tiêu vong cùng với cả thế giới. Vì thế, xin cho “Nước Cha trị đến” chứ không phải nước chúng ta, để Thiên Chúa thống trị chứ không phải chúng ta. Chúng ta xin cho Nước đó được mau đến trong lòng của mỗi người, mỗi gia đình và mọi dân tộc trên thế giới.
Lời cầu xin thứ hai mà Chúa dạy là “xin Cha cho chúng con lương thực hằng ngày.” Ở đây chúng ta cầu xin Chúa Cha ban cho chúng ta có đủ lương thực hằng ngày, nghĩa là xin Chúa ban của cải vật chất như miếng cơm, manh áo, nhà cửa, phương tiện đi lại... để chúng ta sống xứng đáng nhân phẩm là con cái Chúa.
Tuy nhiên, theo các Giáo Phụ chú giải, lương thực hằng ngày còn có ý nghĩa sâu xa hơn, không chỉ là lương thực vật chất, mà còn là lương thực thiêng liêng. Theo nghĩa này, lương thực hằng ngày đây chính là Thánh Thể và Lời Chúa. Nơi Thánh Thể, Chúa Giêsu hiến mình và trở thành lương thực hằng ngày nuôi dưỡng chúng ta. Như thế, chúng ta xin Chúa Cha cho chúng ta lương thực hằng ngày cả vật chất lẫn tinh thần.
Lời cầu nguyện thứ ba: “Xin tha tội cho chúng con, vì chính chúng con cũng tha cho mọi người mắc lỗi với chúng con.”
Trong ý nguyện này, Chúa Giêsu dạy chúng ta xin Thiên Chúa tha thứ mọi tội lỗi chúng ta. Bởi lẽ, chúng ta là tội nhân trước mặt Người. Chúng ta cần được Thiên Chúa tha thứ nhờ Đức Giêsu Kitô, Chiên Thiên Chúa, Đấng xóa tội trần gian. Nhưng để được Thiên Chúa tha thứ, chúng ta phải biết tha thứ lỗi lầm cho tha nhân như là điều kiện cần có. Chúa dạy chúng ta phải có lòng bao dung và thương xót đối với anh chị em như chính Thiên Chúa đã đối xử với chúng ta.
Cuối cùng, chúng ta “xin đừng để chúng con sa chước cám dỗ.” Lời cầu xin này gây khó chịu cho nhiều người. Thiên Chúa không dẫn chúng ta vào cơn cám dỗ. Thánh Giacôbê quả quyết: “Thiên Chúa không cám dỗ ai và dẫn ai vào đó” (Gc 1,13). Chúng ta cần phân biệt thử thách và cám dỗ. Thử thách có đó, là cần thiết để thanh luyện, giúp ta trưởng thành. Còn cám dỗ đến từ ba thù: ma quỷ, thế gian, xác thịt, đó là những nguy cơ làm ta té ngã và diệt vong. Ở đây chúng ta không xin Chúa cất hết mọi cám dỗ trên đường đời nhưng xin đừng sa chước cám dỗ. Vì thế, chúng ta cần ơn Chúa để có thể chiến thắng các chước cám dỗ.
Như thế, chừng đó cũng đủ để giúp chúng ta hiểu Kinh Lạy Cha là Kinh ý nghĩa nhất của Kitô giáo. Chúng ta hãy cầu nguyện bằng Kinh Lạy Cha, nhờ lời Đức Mẹ chuyển cầu, xin Chúa ban cho chúng ta những ơn lành như chúng ta vừa suy niệm. Amen!
No comments:
Post a Comment