Có nhiều nhà giáo dục nhìn
nhận rằng công cuộc đào tạo con người hôm nay có nguy cơ tập trung vào sự huấn
luyện “các kỹ năng,” cung cấp kiến thức, chú trọng phần bên ngoài con người
(external of person). Chẳng hạn, như giáo dục về cử chỉ, ăn mặc, phép lịch sự
bên ngoài v.v... nhưng lại ít chú trọng đến việc huấn luyện bên trong con người
ứng sinh (interior of person) như về con tim, tâm tư, tình cảm, động lực thúc
đẩy, về chọn lựa, nhu cầu và giá trị.
Giáo dục phải đụng chạm
toàn bộ con người. Đào tạo ứng sinh cho đời sống tu trì phải là việc đào tạo
toàn vẹn về mọi phương diện, từ cung cách hành xử, đến ý hướng.[1]
Từ cách hành xử, thái độ, tình cảm, động lực thúc đẩy, ký ức và cả sự sâu thẳm
lòng họ v.v... Đây là sự đào tạo toàn bộ con người mới.
1. Chọn lựa căn bản: (Fundamentel Option)
Chọn lựa nền tảng là chọn
lựa quan trọng nhất làm nền cho toàn bộ dự phóng đời mình, dựa trên đó, bạn xây
dựng đời mình. Đối với các chủng sinh, theo Chúa trong ơn gọi là linh mục triều
là chọn lựa nền tảng. Đối với các nữ tư, ơn gọi thánh hiến trong một Hội Dòng
cụ thể là chọn lựa nền tảng của mình. Vì thế, cần phải xác định rõ ràng, không
mơ hồ hoặc lưỡng lự nước đôi, hoặc bắt cá hai tay, hoặc chân trong chân ngoài. Xác
định càng rõ về ơn gọi càng tốt.
Đức tin là trung tâm và
căn nguyên của đời sống. Xét như là một chọn lựa căn bản, đức tin thanh luyện
và thay đổi sự mơ hồ cơ bản, động lực, tình cảm, cách sống và hành động của ta.
Đức tin là bước theo và gắn bó với một Con Người, là Đức Giêsu. Vì thế, Đức
Giêsu là mẫu gương đức tin mà mọi tín hữu phải noi theo, hay lý tưởng định chế
mà mọi tu sĩ được mời gọi phải noi gương và bắt chước. Như Phaolô: chấp nhận
thiệt thòi vì mối lợi được biết Chúa Kitô và không ngần ngại coi mọi thứ là rác
rưởi để chiếm lấy Chúa Kitô.
2. Động lực (Motivations)
Mỗi người có một động cơ
khác nhau, nên mỗi người có cách hành xử khác nhau.
- Nhu cầu (5 nhóm nhu cầu:
sinh lý, an toàn, xã hội, kính trọng, thể hiện bản thân và tâm linh):
- Giá trị: Lôi kéo chúng
ta hành động: thánh thiện.
- Tác động từ bên ngoài:
từ gia đình, bạn bè, xã hội...
- Vì thế, cần quản trị
động cơ của chúng ta. Không chỉ biện phân “mình làm gì,” mà còn phải biện phân:
“Tại sao tôi làm?” Điều chỉnh động cơ cho phù hợp với giá trị Tin Mừng và lý
tưởng dâng hiến.
- Đi tu, làm linh mục, bạn
theo động cơ nào? Cần thanh lọc động cơ, bởi dưới đáy của động lực, luôn có "con quỷ" ở đó!
3. Tự vệ (Defensive)
Bản chất con người có tính
tự vệ như con nhím:
Tự vệ đè nén: chẳng hạn
lúc chồng giận và không nói gì là lúc cực kỳ nguy hiểm, nếu vợ lãi nhãi sẽ bị
“răng ơi ở lại với hàm nhé”!
Tự vệ chụp mũ: Ví dụ:
người vợ cảm thấy mất an toàn nên chụp mũ chồng khi chồng đứng với người bạn
gái cùng lớp, dẫu biết chồng không làm gì nhưng vợ vẫn cứ chụp mũ này mũ nọ cho
chồng, dán mác này mác nọ để cho an toàn.
Tự vệ bằng ngụy biện: nói
láo, hợp lý hóa điều mình làm. Ví dụ: xin Bề Trên đi chơi, nhưng về nói đi thăm
bố ở bệnh viện; học sinh đến lớp trể do ngủ nướng, nhưng nói: do kẹt đường.
Cần lột mặt nạ ra, để biết
mình trong cơ chế tự vệ này. Cần quản trị và huấn luyện cơ chế tự vệ.
Nên nhớ: không tự ái không
con người, nhưng tự ái thái quá biểu hiện thiếu trưởng thành, thiếu tự tin, hậu
quả dễ tự tử… tránh tâm lý gà trọi, tâm lý con nhím, chỉ thích tấn công người
khác.
Trong đào tạo, người quá
tự vệ là dấu chỉ chưa trưởng thành về tâm lý, nếu không nói là có vấn đề về cấu
trúc tâm lý. Cần xem lại mình và điều chỉnh xung năng tự vệ luôn.
Nếu quá tự vệ, dễ cứng
đầu, khó uốn, khó giáo dục, tạo những mạt nạ, và tạo tâm lý “mu rùa” trong huấn
luyện.
4. Thế giới quan (Word View)
Thế giới quan là
định hướng nhận thức cơ bản của một cá nhân hay xã hội bao gồm toàn bộ kiến
thức và quan điểm của cá nhân hay xã hội. Thế giới quan có thể bao gồm
triết học tự nhiên; định đề cơ bản, hiện sinh, và quy chuẩn; hoặc các chủ đề,
các giá trị, cảm xúc và đạo đức.
Đây là hệ quy chiếu của
mỗi người nên mỗi người nhìn đời một kiểu. Nếu bản không hiểu thế giới quan của
người khác, bạn là người ngu nhất, bạn cứ lấy mình làm chuẩn, và cứ áp đặt cho
mọi người, theo hệ quy chiếu của gia đình mình, làng xã mình… Nhưng bạn nên nhớ
là người khác có thế giới quan của họ.
Người Việt có thói xấu là
cứ phê bình người khác, lấy mình làm chuẩn và cứ áp đặt cho người khác:
Từ ăn mặc, đi đứng, cứ lấy
mình làm chuẩn. Hãy nhận xét chính mình, đừng nhận xét người khác. Bạn mới khá
được. Hãy tôn trọng ý kiến và thế giới quan của người khác và cũng hay tự tôn
trọng thế giới quan của mình. Không nên áp đặt.
5. Môi trường giáo dục
Đây là yếu tố ảnh hưởng từ
môi trường văn hóa, làm nên con người chúng ta. Trong con người, luôn có hai
văn hóa: văn hóa nền và văn hóa nhánh.
a. Văn hóa nền
Văn hóa nền là văn hóa dân
tộc, quốc gia (Ví dụ: Văn hóa Việt Nam. Văn hóa nhánh là văn hóa vùng, miền,
địa phương. Trong một tổ chức, có chiến tranh lộn nhào, là vì do mâu thuẫn văn
hóa. Văn hóa nhậu: Ví dụ: văn hóa bắc và miền trung: làm 10 đồng, ăn 2 đồng,
dành 8 đồng để xây nhà. Văn hóa Miền Trung: làm 10 đồng, ăn mẹ hết 12 đồng, nợ
2 đồng. Văn hóa nợ theo người Miền Nam chủ trương.
Người Việt có nền văn hóa
lúa nước, làng xã… nó cứ đeo đẳng mãi nơi mỗi người chúng ta.
Người Nhật có văn hóa
Nhật: trật tự, cẩn thận, kiên nhẫn và sạch sẽ nơi công cộng.
Người Châu Âu, Mỹ và Úc
thuộc văn hóa Kitô giáo là văn hóa nền: họ ưu tiên cho người già, phụ nữ, trẻ
em, người tàn tật nơi công cộng. Ngược lại, văn hóa Phong Kiến lại dành ưu tiên cho người trên, người nam, người có quyền!
b. Môi trường văn hóa nhánh
Cần phải biết văn hóa mà thụ huấn sinh được giáo dục và hấp thụ. Đó là văn hóa
gia đình: nó là những gì mà người ta được giáo dục từ cha mẹ và gia
đình. Người Nga nói: “Lấy vợ phải xem mẹ vợ.”
c. Văn hóa nhóm nhỏ
Đó là
những nhóm bạn bè, lớp học, câu lạc bộ, hội hè: chơi với ai, thì sẽ nói cho biết
người đó là ai. Gần mực thì đen gần đèn thì sáng. Bạn tốt, sẽ trở thành người tốt.
Bạn xấu sẽ làm cho ta xấu. Giàu
vì bạn sang vì vợ.
d. Văn hóa nhóm lớn
Đó là ảnh
hưởng từ tôn giáo, các tổ chức xã hội, giáo xứ, giáo hội. Ngoài đời, đoàn, đảng,
công ty: Văn hóa công ty, văn hóa tôn giáo. Người theo đạo Phật, nhìn con dán
cũng không dám giết.
Những
cô gái Công Giáo có một nét đẹp thánh thiện mà những người con gái khác không
có. Nhờ giáo dục từ tôn giáo, được mẹ dẫn tới nhà thờ từ lúc nhỏ đến lớn mà những
người con gái Công Giáo được có vẻ đẹp thánh thiện đó. Các nữ tu và các thầy
toát lên vẻ đẹp thánh thiện, vì được giáo dục trong môi trường tôn giáo, môi
trường tu.
Các Thầy
các Xơ có một nét đẹp rất thánh thiện khiến người ta phải cảm phục và hấp dẫn.
Nên người Pháp có câu: "Phụ nữ trấn tríu với chiếc áo chùng thâm của thầy tu."
Nhóm
tham chiếu: Thần tượng, lý tưởng. Thích ai đó, họ luôn quý chiều về thần tượng của mình.
Luôn ý
thức: tiêu chuẩn văn hóa mình và
không áp đặt văn hóa mình cho người khác.
5. Bản ngã: Ego – Self.
Bản ngã bao gồm cái tôi
hiện tại và tôi lý tưởng.
Chiến thắng cái tôi là
chiến thắng vẽ vang nhất. Vì thắng thằng tôi khó lắm.
Tôi hiện tại phải ngã
xuống để tôi lý tưởng lớn lên: như Phaolô, như Mátthêu, như Giakêu, như
Mađalêna.
“Người phải lớn lên, còn
tôi phải nhỏ lại” (Ga 3,3).
“Đối với tôi sống là Đức
Kitô” (Pl 1,21).
6. Cảm xúc và tình cảm (Emotion Quotient – EQ and Sentiments)
* Cảm xúc là sự rung cảm
của con người trước một hiện tượng nào đó; cảm xúc là sự rung cảm của tim; còn
hiểu biết đúng sai là hành vi của não.
Con người thường bị chi
phối bởi cảm xúc rất nhiều: theo cảm tính hơn theo lý tính.
Có hai loại cảm xúc: Cảm
xúc tích cực và cảm xúc tích cực.
Cảm xúc tác động ghê gớm:
Mới gặp, bạn trai tặng quà, tối về cứ huyên thuyên với bạn: Anh ấy dễ thương
lắm ạ! Nhưng lấy về, nó mới lòi máu Chư Bát Giới ra.
Theo thống kê, người phụ
nữ quyết định vấn đề dựa trên 80% theo cảm xúc. Hạnh phúc trong 1 năm: sau đó,
họ nói: “Biết thế, mình lấy thằng tóc xoan hay rồi”; sau 5 năm phụ nữ chỉ còn
hai từ: “Không ngờ!”
Ở ngoài đời, người ta nói
tiền là thước đo giá trị chính mình: mới yêu, có con gái thích anh đó, em chẳng
cần tiền. Nên lấy về, không còn dễ thương nữa vì anh không làm ra tiền! Khi đó
anh dễ thương nữa không khi nhà cháy?
Người đàn ông lấy vợ trước
25 tuổi sau 5 năm sau 80% đều thừa nhận là mình sai lầm.
Đi tu cũng do cảm xúc tác
động. Nhiều quyết định thường do cảm xúc. Thích hay không thích, yêu hay ghét,
quyết định…
* Tình cảm (sentiments) là
những gì ta cảm nhận trong lòng trước những hoàn cảnh cụ thể: Tình cảm là yếu
tốt giúp ta hiểu và khảo sát chiều sâu lương tâm, nên không được làm ngơ trước
tình cảm. Có bảy loại tình cảm: hỉ nộ ai cụ ái ố dục.
Cảm xúc nếu không quản trị
được sẽ phá đời bạn.
Nhưng nếu không có cảm xúc
thì không phải là con người. Phải huấn luyện và quản trị cảm xúc.
Gia tăng cảm xúc tích cực;
vứt bỏ lời phàn nàn; bỏ thói quen chửi bới, chỉ trích, phê phán; tự bạn giết
bạn vì thái độ này. Gia tăng lời khen, dù khen nhầm hơn là chê đúng; loại bỏ
cảm xúc tiêu cực: loại bỏ văn hóa đổ lỗi; loại bỏ văn hóa trả thù; tuyệt đối
không so đo hơn thiệt.
Đi tu cũng không loại bỏ
tình cảm, nhưng cần phải quản trị tình cảm và huấn luyện thất tình.
7. Khí chất (Temper)
Trong tâm lý học, khí chất (còn được gọi là tính khí) được xem là các đặc
tính của sự biểu hiện nhân cách, phụ thuộc vào những đặc điểm bẩm sinh và các
đặc điểm cơ thể con người.
Tính khí do Ông Trời phú
bẩm, sinh ra là như thế, không thay đổi được nhưng có thể điều chỉnh.
Khí chất là tốc độ và
cường độ phản xạ của não. Nó lồng ở trong cảm xúc.
Theo các nhà nghiên cứu,
có bốn loại khí chất:
1)
Trầm tĩnh (thứ): thuộc người phản
xạ chậm nhưng chắc, độ ổn định, an toàn cao, rủi ro ít, nhưng lại buồn tẻ, đều
đều, ít sáng tạo. Không thích bạo loạn, làm công chức phù hợp, mau lên chức
trong cơ quan, nhưng làm kinh tế ít thành công.
2)
Linh hoạt (hoạt): Phản xạ
nhanh, năng động, vui nhộn, sáng tạo, nhiệt tình, mềm dẻo, nhưng lại thiếu ổn định,
mưu mẹo. Xử lý tình huống nhanh nhưng có nguy cớ dễ thay đổi. Sống với người
này cực kỳ sinh động, nhưng lại dễ sai lạc. Hiệu quả, nhưng hiếu danh.
3)
Nóng nảy (khí chất mạnh): biểu
lộ sự ức chế và hưng phấn cao, tốc độ phản xạ nảo bình thường, nhưng cường độ
phản xạ rất cao, rất mạnh; người này dễ bị kích động, bốc đồng, rất thô lỗ,
nhưng rất trung thành và tốt bụng (như Trương Phi). Nếu lấy vợ, thì hay đánh vợ
nhưng thương vợ vô cùng. Nếu đi tu thì hăng say, quyết đoán, nhưng không kiềm
chế bản thân, dễ la mắng và nạt nộ.
4)
Ưu tư (Khí chất yếu), rất nhạy
cảm, sensitive, chu đáo, cẩn thận, có suy tư sâu sắc, hay mơ mộng, nhưng khó
thích nghi với hoàn cảnh, không thích tiếp xúc, nhưng dễ tiêu cực, giỏi nhưng rất
tự ty, xử lý vấn đề rất tiêu cực, nhưng dễ tự tử. Loại này thường có ở giới nghệ
sỹ. Những người này rất có tài nhưng bi quan và tiêu cực, dễ tự tử.
8. Tính cách (Character)
Tính cách hay tính tình là tính chất, đặc điểm về
nội tâm của mỗi con người, mà có ảnh hưởng trực
tiếp đến suy nghĩ, lời nói và hành động của
người đó.
Thường thì tính cách được
chia làm hai loại: tính tốt và tính xấu.
1) Người tính tốt:
·
Khiêm tốn
·
Vị tha, khoan dung
·
Kiên nhẫn, chịu khó
·
Hòa đồng, cởi mở, vui vẻ, hoạt
bát
·
Lễ phép, chừng mực, biết kính
trên nhường dưới
·
Biết nghĩ đến người khác và nhiệt
tình giúp đỡ mọi người
2) Người tính xấu:
·
Ích kỷ
·
Ba hoa
·
Vụ lợi, thích lợi dụng
·
Gian trá, lừa lọc
·
Nhẫn tâm, ác độc
·
Vô duyên, lố bịch, nhảm nhí
·
Đua đòi
·
Đố kị, ganh ghét
·
Vô ơn.
Nếu khí chất do bẩm sinh,
thì tính cách hình thành do rèn luyện, do giáo dục.
Phản xạ con người khi
thành thói quen thì sẽ thành tính cách: phản xạ kiêu kỳ, thành thói quen cố
hữu, sẽ thành tính cách kiêu kỳ...
Cha ông nói rằng: dời núi
dời non nhưng không thể dời được tính cách. Khó khăn lắm để thay đổi một thói
quen, một não trạng.
Tính tình: quảng đại hay
bủn xỉn, keo kiệt, trung thành hay phản bội, gian dối hay thật thà, vui vẻ hay
khép kín, tự mãn, kiêu ngạo hay tự ty; mưu mẹo, malin. Tất cả là do quá trình
thủ đắc, hình thành và tập luyện.
9. Nhân cách (personality)
Nhân cách là tổ hợp những đặc điểm, những
thuộc tính tâm lý của cá nhân, biểu hiện bản sắc và giá trị của con người. Có
chính loại nhân cách điển hình.
10. Hệ giá trị
Mỗi người có thể theo đuổi một hệ giá trị do
cá nhân hoặc do tổ chức xã hội hay tôn giáo đề nghị.
Nhưng người Kitô hữu, chúng ta có hệ giá trị
của Tin Mừng. Theo đó, có ba cấp bậc của bậc thang giá trị: cấp 1: giá trị tự
nhiên; cấp 2: Giá trị tài năng; cấp 3 là cấp cao nhất: Giá trị thánh thiện và
tình yêu.
11. Thái độ (Behavior)
Cách phản ứng trước một
vài hoàn cảnh của cuộc sống, các thế, chương trình hành động, năng khiếu giáo
dục và kinh nghiệm giữ lại: Bạn chọn thái độ nào? Tiêu cực hay tích cực;
Thái độ tôn trọng hay kinh
thường; trung thành hay phản bội; điểu cáng hay chân thành;
Khiêm tốn hay kiêu ngạo
v.v… cuộc sống bạn tùy thuộc thái độ bạn chọn lựa.
Cần điều chỉnh thái độ phù
hợp. Đừng để thái độ giết chết tài năng và nhân cách của bạn.
12. Hành vi và nếp sống (Action or Conduct)
Lời nói, cử chỉ, sở thích,
tiểu chuẩn thiện cảm, ác cảm, phản ứng quán tính, không kiểm soát.
Hình thành động cơ vô
thức: 1) Gia đoạn tìm kiếm một thỏa mãn nhỏ; 2) Mập mờ (không xác định rõ ràng;
3) Thói quen, nghĩa là lặp lại nhiều lần; 4) Giai đoạn tự động;
Bạn biết hành vi và cách
sống của bạn không? Hãy luôn phê bình hành vi và lối sống của mình. Luôn điều
chỉnh lời ăn tiếng nói, và thói quen.
Kết luận
Chúng ta có thể kết luận
tiến trình đào tạo bằng câu ngạn ngữ đầy ý nghĩa sau: “Gieo suy nghĩ, gặt hành
động; Gieo hành động, gặt thói quen; Gieo thói quen, gặt tính cách; Gieo tính
cách, gặt số phận.”
No comments:
Post a Comment