Monday 14 December 2020

Kinh Thánh - Thánh Truyền và Huấn Quyền

Kho tàng Đức tin (Depositum fidei) được mặc khải và chứa đựng trong Kinh Thánh và Thánh Truyền.

1. Truyền Thống 

Một cách chính xác Thánh Truyền là hình thức hoặc là kênh mà qua đó biến cố cứu độ của Chúa Kitô được làm cho hiện diện và hiện tại trong lịch sử, ngỏ hầu không chỉ người đương thời của Chúa Giêsu, nhưng mọi thụ tạo có thể được liên kết trong chương trình cứu độ. 

Thánh Truyền hệ tại trong việc gìn giữ, chuyển thông và hiện tại hóa mạc khải được thực hiện từ Chúa Kitô. 
2. Kinh Thánh 

Kinh Thánh là Lời của Thiên Chúa, được viết bởi sự linh ứng của Chúa Thánh Thần vì ơn cứu độ của tất cả mọi người. Nó luôn giữ mãi tính toàn vẹn và được chuyển tải tới tất cả mọi thế hệ. Kinh Thánh trình bày dữ kiện hoàn tất, trực tiếp, cố định, ổn định của chân lý mạc khải. 

3. Tương quan giữa Thánh Truyền và Kinh Thánh 

Truyền Thống lưu giữ trước hết tính năng động, tính chân thực của kho tàng mạc khải. Trong khi đó, Kinh Thánh thiết lập sự bảo đảm khách quan và vĩnh cửu của chân lý mạc khải. 

Truyền Thống chứa đựng việc giải thích của đức tin và của cộng đoàn tín hữu. Trong khi đó Kinh Thánh xác nhận tính chân thực (authenticity) và tính chân lý của mạc khải. 

Truyền Thống công bố và giải thích chân lý mạc khải. Trong khi đó, Kinh Thánh xác nhận và chứng thực Lời loan báo đó. 

Thánh Truyền làm cho Lời sống động và hiện tại cho tất cả luôn mãi. Trong khi đó, Kinh Thánh mạc khải Lời của Thiên Chúa như là sự viên mãn của chân lý trong Đức Kitô. 
Huấn Quyền Giáo Hội: Magisterium 

Chức năng và tính chân thực của Huấn Quyền: 

Giáo Hội sở hữu tính chân thực của Huấn Quyền theo từng mức độ như sau: 

A. Huấn Quyền thông thường: không có ơn vô ngộ (ordinario, non infallibilità). 

1°. Khi các giám mục cùng với Đức Giáo Hoàng ra giáo huấn qua hình thức là hội họp (Conference), hội nghị (sinodo) 

2°. Khi Đức Giáo Hoàng: giảng, tài liệu, tông thư, tông huấn, sứ điệp... 

3°. Khi Các Bộ của Tòa Thánh Rôma ra các tài liệu. 

B. Huấn Quyền Ngoại thường (Straordinario): Có ơn vô ngộ (infallibilità). 

1°. Tất cả các Công Đồng chung: khi tất cả các giám mục cùng với Đức Giáo Hoàng công bố một chân lý liên quan đến đức tin và phong hóa. 

2°. Khi Đức Giáo Hoàng ex cathedra : định tín một Tín điều về đức tin. Tất cả các tín hữu phải tin. 

3°. Khi tất cả các giám mục ở trên các giáo phận của thế giới tụ họp đồng thuận để công bố một chân lý đức tin. 

Kết luận: 

Kinh Thánh và Truyền Thống bổ túc cho nhau và không thể tách biệt nhưng có thể phân biệt. 

Cả hai làm nên sự giàu có và vẻ đẹp của mạc khải. 

Cả hai có cùng một tác giả là Chúa Thánh Thần. 

Cả hai đến từ ý muốn của Chúa Cha. 

Cả hai có cùng một nội dung là Lời Nhập Thể, Chúa Kitô. 

Cả hai có cùng một mục đích là mạc khải về ơn cứu độ của con người. 

Cả hai có một nơi để cùng tồn tại và sống động là Dân Thánh, Giáo Hội. 

Lm. Nguyễn Văn Hương 

No comments:

Post a Comment