Suy niệm trong Tuần Bát Nhật Phục Sinh
Ga 20,11-18
Biến cố Phục Sinh mang lại cho chúng ta một niềm vui. Niềm vui này quá lớn nên chúng ta vui mừng vì biến cố phục sinh, nhưng có thể niềm nui ấy chưa đủ lớn để có thể nói không chỉ vui mừng mà còn biểu tỏ niểm vui mừng đó qua cuộc sống: hoan hỉ, hớn hở.
Ga 20,11-18
Biến cố Phục Sinh mang lại cho chúng ta một niềm vui. Niềm vui này quá lớn nên chúng ta vui mừng vì biến cố phục sinh, nhưng có thể niềm nui ấy chưa đủ lớn để có thể nói không chỉ vui mừng mà còn biểu tỏ niểm vui mừng đó qua cuộc sống: hoan hỉ, hớn hở.
Tông huấn của Đức Giáo Hoàng Phanxicô về Niềm vui và hoan hỷ, Gaudete et exsultate, để diễn tả “exultate”, có lẽ thay vì dùng hân hoan nên hiểu là “hãy nhảy mừng”. Bởi lẽ, niềm vui đó không chỉ có ở trong lòng, mà còn phải được thể hiện ra bên ngoài, tác động đến toàn bộ con người, khiến chúng ta nhảy mừng lên. Bởi thế trong đêm Vọng Phục Sinh, chúng ta hát Exsultet.
Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI viết thông điệp Spes Salvi – Niềm hy vọng cứu độ. Ta cần hiểu, bởi biết chắc được cứu độ do công trạng (tử nạn phục sinh) của Đức Kitô nên, chúng ta có đủ lý do để “hi vọng” được cứu độ. Nói cách khác, tin vào Đức Kitô trỗi dậy từ cõi chết để mang lại ơn cứu độ cho chúng ta nên niềm hi vọng này quả thật có cơ sở, có nền tảng và rất vững chắc. Nên đường chúng ta đi có thể nào, gian khó, hiểm nguy, nhưng bảo đảm dẫn đến đích, ta vẫn “vững lòng cậy trông” mà tiến bước thật can đảm và kiên trì. Và một khi cuộc đời này có một ai đó để ta tin tưởng và hy vọng rằng Ngài sẽ mang lại cho chúng ta ơn đời sống vĩnh cửu, khi đó chúng ta sẽ vui mừng và vững bước. Đấng đó đang ở bên cạnh chúng ta, Đấng đó sẽ cứu chúng ta.
Câu chuyện Tin Mừng Phục Sinh kể lại Mađalêna từ tảng sáng ra mộ Chúa để xức đầu thơm cho Chúa, bà không thấy xác Chúa nữa, bà nghĩ là ai đã lấy trộm xác Thầy, bà khóc. Sau đó bà thấy một người, bà tưởng là người làm vườn. Chúng ta nhớ lại, ở trang đầu sách Sáng Thế có nói về Thiên Chúa như người làm vườn đi bách bộ và nói chuyện với các thụ tạo cách thân thương, dễ dàng. Nhưng tội lỗi đã phá vỡ tương quan thân mật ấy giữa Thiên Chúa và loài người. Nay, Đấng Phục Sinh xuất hiện như người làm vườn. Nhờ cái chết và phục sinh, Ngài đã tái lập mối tương quan thân nghĩa ấy. Bởi thế, thánh Gioan tiếp tục trình bày: Đấng Phục Sinh đã đến gặp bà, gọi tên bà và nhờ đó, bà nhận ra Người. Chi tiết này cho thấy Mađalêna đi tìm Chúa, nhưng thực ra chính Chúa đi tìm bà. Nhiều lúc chúng ta cứ nghĩa là chúng ta đi tìm Chúa, nhưng thực ra, chính Chúa đi tìm chúng ta trước, chính Chúa đón gặp chúng ta trước khi chúng ta tìm gặp Ngài.
Về điểm này, trong bài giảng thứ II mùa Chay, Hồng Y Cantalamessa so sánh giống như người vợ cảm nhận và vui mừng vì có sự hiện diện của người chồng bên cạnh. Cũng thế, chúng ta sẽ có niềm vui đủ lớn khi cảm nhận có Chúa hiện diện bên mình.
Kitô giáo khác với các tôn giáo khác như Phật Giáo, người ta quan niệm rằng ơn cứu độ thực ra là tự cứu mình, nếu không được giải thoát, thì phải tiếp tục luân hồi, cứ luân hồi mãi cho đến khi được giải thoát. Kitô giáo chính là ân sủng, nghĩa là ơn cứu độ của chúng ta đến từ Thiên Chúa, nhờ công nghiệp chết và phục sinh của Đức Giêsu Kitô, chứ không do công trạng của mình. Ân sủng ấy mang lại cho chúng ta niềm vui đủ lớn, đủ đầy. Ân sủng ấy làm cho chúng ta phải vui mừng và nhảy mừng lên. Ân sủng ấy làm cho chúng ta trần đầy hy vọng để tiến bước.
Bởi thế, thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II khi lên ngôi giáo hoàng đã ngỏ với thế giới, cách riêng là giới trẻ: “Đừng sợ.” Xét một mặt nào đó, khi nói rằng “đừng sợ” chính là lúc trong lòng cảm thấy rất sợ, nhưng chúng ta không sợ, bởi vị có Đấng Phục Sinh đang ở gần, đang ở bên cạnh, sẵn sàng nâng đỡ và đáp cứu. Nhà văn Norwid, vừa là thi sĩ Balan, nói rằng: “Không phải chúng ta vác thánh giá đi theo Chúa Kitô, mà chúng ta đi theo Chúa Kitô vác thánh giá cho ta.”
Đó là lý do chúng ta phải vui mừng và nhảy mừng vì niềm vui đó đủ lớn cho chúng ta!
Lm. Phêrô Nguyễn Văn Hương
No comments:
Post a Comment