Chúa Nhật XXIV – Thường niên A.
Nếu trong Chúa Nhật vừa rồi, chúng ta đã suy niệm về việc sửa lỗi cho nhau, thì Chúa Nhật này, Lời Chúa hướng chúng ta đến một chủ đề khác, đó là “tha thứ cho tha nhân.” Lần này, dưới ánh sáng của Lời Chúa, chúng ta tìm hiểu những điểm sau đây: 1) Phải tha thứ bao nhiêu lần? 2) Tại sao phải tha thứ? 3) Những áp dụng để tha thứ.
1- Phải tha thứ bao nhiêu lần?
Vấn nạn thường được đặt ra trong cuộc sống là phải tha thứ cho tha nhân bao nhiêu lần? Ông Phêrô muốn biết phải xử trí ra sao khi chính mình bị xúc phạm? Đối với người Việt Nam: “Quá tam ba bận,” tha ba lần là nhiều lắm rồi! Các Rabbi thời xưa cũng bảo là có thể tha thứ đến ba lần. Phêrô đưa ra con số 7 vốn được coi là tượng trưng cho sự hoàn hảo. Ông nghĩ có lẽ tha bảy lần là không thể tha hơn được nữa, vì theo Kinh Thánh, con số 7 là con số tròn đầy nhất, đầy đủ nhất. Nhưng Chúa Giêsu lại vượt hẳn mọi mức độ trong chuyện này. Các bản dịch có đọc khác nhau đôi chút: Bảy mươi lần bảy, Bảy mươi bảy lần, Bảy mươi lần bảy lần. Đọc cách nào đi nữa thì ý Chúa muốn nói vẫn là: tha không giới hạn, không điều kiện nào. Nghĩa là tha luôn, tha mãi, tha không đòi hỏi gì.
Khi nghe điều đó, có thể có ai đó trong chúng ta thấy khó chấp nhận. Bởi vì, “tha bảy mươi lần bảy” như thế có nghĩa là cỗ võ cho sự bất công và tạo cơ hội cho người ta lạm dụng chăng? Không! Kitô giáo không dạy chúng ta đồng lõa với bất công và tội ác, ngược lại, mời gọi chúng ta phải can đảm tố giác cũng như lên án bất công và tội ác trong xã hội. Tuy nhiên, ở đây, Chúa Giêsu muốn dạy chúng ta phải biết tha thứ cho tha nhân một cách không giới hạn. Bởi vì, lý do để tha thứ không nằm ở nơi người có lỗi biết hối hận, cũng chẳng ở nơi lòng quảng đại và nhân đức của kẻ bị xúc phạm... nhưng ở nơi tình thương của Chúa đối với chúng ta như thấy trong dụ ngôn.
2- Tại sao phải tha thứ không giới hạn?
Trong dụ ngôn về vị vua và hai đầy tớ mà Chúa Giêsu kể, chúng ta tìm thấy lý do để tha thứ cho người khác: Vị vua ở trong dụ ngôn được đồng hóa là chính Thiên Chúa, ông đã tha thứ người đầy tớ một món nợ khổng lồ là “mười ngàn yến vàng”. Theo các nhà chú giải, một nén vàng thời xưa là sáu ngàn quan, tương đương với sáu ngàn ngày công, như thế so với giá hối đoái hiện nay, tương đương với khoảng 3 triệu Euro hay 3,7 USD, đó là một món nợ không thể trả đối với y. Trong khi đó người đồng nghiệp của y chỉ mắc nợ anh có “một trăm quan”, tương đương một trăm ngày công, nhưng anh không tha cho bạn anh. Chúa Giêsu có ý muốn làm nổi bật sự khác biệt giữa hai món nợ và hai thái độ để cho thấy lòng nhân từ quảng đại của Thiên Chúa và sự vô lý của lòng dạ con người khi không sẵn sàng tha thứ cho kẻ khác.
Điều mà Chúa Giêsu muốn nhấn mạnh là: trong dụ ngôn này, lý do thúc đẩy chúng ta tha thứ cho anh em chính là tình thương hải hà của Thiên Chúa đối với chúng ta, chứ không phải vì anh em biết điều mà xin lỗi, cũng chẳng phải vì chúng ta cao thượng hay nhân đức không chấp lỗi lầm của họ.
Quả thế, Thiên Chúa đã tha thứ cho chúng ta như thế trong quá khứ và tiếp tục tha thứ cho chúng ta trong tương lai. Đây là cách hành xử của Chúa: Người luôn sẵn sàng tha thứ cho chúng ta luôn mãi, không giới hạn, hễ chúng ta đến xin ơn tha thứ, Chúa tha liền. Người đã xóa bỏ cho chúng ta một món nợ khổng lồ mà mỗi con người đều mắc nợ Người. Vì thế, thánh Phaolô nói rằng: “Vì Chúa đã tha thứ cho anh em, nên anh em cũng phải tha thứ cho nhau” (Cl 3,13). Luật Cựu Ước “mắt đền mắt, răng đền răng” đã bị vượt qua. Tiêu chuẩn không còn là “hãy làm cho người khác điều họ đã làm cho bạn”; nhưng “hãy làm cho người khác điều mà Thiên Chúa đã làm cho chính bạn.” Tuy nhiên, Chúa Giêsu không chỉ dừng lại ở việc đòi hỏi chúng ta tha thứ, nhưng chính Người đã tha thứ trước. Khi bị treo trên thập giá, Người cầu nguyện rằng: “Lạy Cha, xin tha cho họ, vì họ lầm chẳng biết” (Lc 23,34). Đó là giây phút đẹp nhất! Đó là điều phân biệt niềm tin Kitô giáo với những tôn giáo khác. Chúa Giêsu cũng không chỉ dừng lại ở việc đòi hỏi chúng ta tha thứ, nhưng Người còn hành động với chúng ta khi ban ân sủng và sức mạnh để chúng ta có thể tha thứ cho người khác. Như thế, sự tha thứ của Kitô giáo còn đi xa hơn cả chủ trương bất bạo động của M. Ganhdi và không oán hờn của Đức Phật.
3- Thái độ người đầy tớ và thái độ của chúng ta
Tuy nhiên, trong thực tế, nhiều lúc chúng ta có thái độ rất giống với tên đầy tớ trong dụ ngôn:
Anh ta được chủ ta 10 ngàn yến vàng, thay vì anh ta phải học biết cách hành xử của vị vua mà đối xử lại như thế với bạn mình, thì khi ra ngoài, y liền túm lấy, bóp cổ anh ta và bỏ vào tù cho đến khi trả nợ xong. Bóp cổ và bỏ tù là chiêu bài của những “côn đồ” hiện nay ở Việt Nam.
Có lần tôi chứng kiến ở một giáo xứ nọ, trong một thánh lễ truyền chức, cộng đoàn đang sốt sắng rước đoàn rước ra, hai người bảo vệ bóp cổ nhau giữ quảng trường, ông trùm lại can, thì một người mới chịu buông, nhưng sau một lúc, anh lại đè người kia mà bóp cổ. Cha xứ lại can, hai người mới chịu thua, có lẽ vì xích mích nhau vì lời nói nào đó! Thật đáng tiếc!
Lần khác tôi cũng chứng kiến hai bà đi lễ, trước thánh lễ, hai người chửi nhau, một bà nói: “Tôi vào dự lễ đã, hồi nữa ra tôi sẽ tính sổ bà!” Sau thánh lễ, hai bà đánh nhau trước nhà thờ, vì chuyện ghen tương gì đó. Thật trớ trêu!
Có rất nhiều hoàn cảnh xảy ra cách tương tự như thế trong cuộc sống hằng ngày... Một cách khiêm tốn, xét mình chúng ta nhận thấy nhiều khi chúng ta đối xử tương tự như tên đầy tớ trong dụ ngôn, chúng ta thường dễ lên án và không thể tha thứ cho những sai lầm của người khác, nhưng lại dễ dãi với chính mình.
Mình làm ồn ào ảnh hưởng đến người xung quanh cả đêm khua thì không sao, nhưng ai làm ồn chút là chúng ta tố cáo họ sáp ván. Mình ngáy inh ỏm cả nhà không sao, nhưng ai đó ngủ ngáy, thì mình khó chịu, vân vân và vân vân... Thật vô lý!
Vì thế, Chúa Giêsu hôm nay mời gọi chúng ta hãy có lòng nhân từ, cảm thông và tha thứ của Thiên Chúa đối với tha nhân. Hãy cố gắng tha thứ, để Thiên Chúa cũng tha thứ cho chúng ta. Vì thế, chúng ta sống hai chữ F trong tiếng Anh: Forgive and forget! Tha thứ và quên đi lỗi lầm của tha nhân để sống thanh thản và hạnh phúc. Amen!
Nếu trong Chúa Nhật vừa rồi, chúng ta đã suy niệm về việc sửa lỗi cho nhau, thì Chúa Nhật này, Lời Chúa hướng chúng ta đến một chủ đề khác, đó là “tha thứ cho tha nhân.” Lần này, dưới ánh sáng của Lời Chúa, chúng ta tìm hiểu những điểm sau đây: 1) Phải tha thứ bao nhiêu lần? 2) Tại sao phải tha thứ? 3) Những áp dụng để tha thứ.
1- Phải tha thứ bao nhiêu lần?
Vấn nạn thường được đặt ra trong cuộc sống là phải tha thứ cho tha nhân bao nhiêu lần? Ông Phêrô muốn biết phải xử trí ra sao khi chính mình bị xúc phạm? Đối với người Việt Nam: “Quá tam ba bận,” tha ba lần là nhiều lắm rồi! Các Rabbi thời xưa cũng bảo là có thể tha thứ đến ba lần. Phêrô đưa ra con số 7 vốn được coi là tượng trưng cho sự hoàn hảo. Ông nghĩ có lẽ tha bảy lần là không thể tha hơn được nữa, vì theo Kinh Thánh, con số 7 là con số tròn đầy nhất, đầy đủ nhất. Nhưng Chúa Giêsu lại vượt hẳn mọi mức độ trong chuyện này. Các bản dịch có đọc khác nhau đôi chút: Bảy mươi lần bảy, Bảy mươi bảy lần, Bảy mươi lần bảy lần. Đọc cách nào đi nữa thì ý Chúa muốn nói vẫn là: tha không giới hạn, không điều kiện nào. Nghĩa là tha luôn, tha mãi, tha không đòi hỏi gì.
Khi nghe điều đó, có thể có ai đó trong chúng ta thấy khó chấp nhận. Bởi vì, “tha bảy mươi lần bảy” như thế có nghĩa là cỗ võ cho sự bất công và tạo cơ hội cho người ta lạm dụng chăng? Không! Kitô giáo không dạy chúng ta đồng lõa với bất công và tội ác, ngược lại, mời gọi chúng ta phải can đảm tố giác cũng như lên án bất công và tội ác trong xã hội. Tuy nhiên, ở đây, Chúa Giêsu muốn dạy chúng ta phải biết tha thứ cho tha nhân một cách không giới hạn. Bởi vì, lý do để tha thứ không nằm ở nơi người có lỗi biết hối hận, cũng chẳng ở nơi lòng quảng đại và nhân đức của kẻ bị xúc phạm... nhưng ở nơi tình thương của Chúa đối với chúng ta như thấy trong dụ ngôn.
2- Tại sao phải tha thứ không giới hạn?
Trong dụ ngôn về vị vua và hai đầy tớ mà Chúa Giêsu kể, chúng ta tìm thấy lý do để tha thứ cho người khác: Vị vua ở trong dụ ngôn được đồng hóa là chính Thiên Chúa, ông đã tha thứ người đầy tớ một món nợ khổng lồ là “mười ngàn yến vàng”. Theo các nhà chú giải, một nén vàng thời xưa là sáu ngàn quan, tương đương với sáu ngàn ngày công, như thế so với giá hối đoái hiện nay, tương đương với khoảng 3 triệu Euro hay 3,7 USD, đó là một món nợ không thể trả đối với y. Trong khi đó người đồng nghiệp của y chỉ mắc nợ anh có “một trăm quan”, tương đương một trăm ngày công, nhưng anh không tha cho bạn anh. Chúa Giêsu có ý muốn làm nổi bật sự khác biệt giữa hai món nợ và hai thái độ để cho thấy lòng nhân từ quảng đại của Thiên Chúa và sự vô lý của lòng dạ con người khi không sẵn sàng tha thứ cho kẻ khác.
Điều mà Chúa Giêsu muốn nhấn mạnh là: trong dụ ngôn này, lý do thúc đẩy chúng ta tha thứ cho anh em chính là tình thương hải hà của Thiên Chúa đối với chúng ta, chứ không phải vì anh em biết điều mà xin lỗi, cũng chẳng phải vì chúng ta cao thượng hay nhân đức không chấp lỗi lầm của họ.
Quả thế, Thiên Chúa đã tha thứ cho chúng ta như thế trong quá khứ và tiếp tục tha thứ cho chúng ta trong tương lai. Đây là cách hành xử của Chúa: Người luôn sẵn sàng tha thứ cho chúng ta luôn mãi, không giới hạn, hễ chúng ta đến xin ơn tha thứ, Chúa tha liền. Người đã xóa bỏ cho chúng ta một món nợ khổng lồ mà mỗi con người đều mắc nợ Người. Vì thế, thánh Phaolô nói rằng: “Vì Chúa đã tha thứ cho anh em, nên anh em cũng phải tha thứ cho nhau” (Cl 3,13). Luật Cựu Ước “mắt đền mắt, răng đền răng” đã bị vượt qua. Tiêu chuẩn không còn là “hãy làm cho người khác điều họ đã làm cho bạn”; nhưng “hãy làm cho người khác điều mà Thiên Chúa đã làm cho chính bạn.” Tuy nhiên, Chúa Giêsu không chỉ dừng lại ở việc đòi hỏi chúng ta tha thứ, nhưng chính Người đã tha thứ trước. Khi bị treo trên thập giá, Người cầu nguyện rằng: “Lạy Cha, xin tha cho họ, vì họ lầm chẳng biết” (Lc 23,34). Đó là giây phút đẹp nhất! Đó là điều phân biệt niềm tin Kitô giáo với những tôn giáo khác. Chúa Giêsu cũng không chỉ dừng lại ở việc đòi hỏi chúng ta tha thứ, nhưng Người còn hành động với chúng ta khi ban ân sủng và sức mạnh để chúng ta có thể tha thứ cho người khác. Như thế, sự tha thứ của Kitô giáo còn đi xa hơn cả chủ trương bất bạo động của M. Ganhdi và không oán hờn của Đức Phật.
3- Thái độ người đầy tớ và thái độ của chúng ta
Tuy nhiên, trong thực tế, nhiều lúc chúng ta có thái độ rất giống với tên đầy tớ trong dụ ngôn:
Anh ta được chủ ta 10 ngàn yến vàng, thay vì anh ta phải học biết cách hành xử của vị vua mà đối xử lại như thế với bạn mình, thì khi ra ngoài, y liền túm lấy, bóp cổ anh ta và bỏ vào tù cho đến khi trả nợ xong. Bóp cổ và bỏ tù là chiêu bài của những “côn đồ” hiện nay ở Việt Nam.
Có lần tôi chứng kiến ở một giáo xứ nọ, trong một thánh lễ truyền chức, cộng đoàn đang sốt sắng rước đoàn rước ra, hai người bảo vệ bóp cổ nhau giữ quảng trường, ông trùm lại can, thì một người mới chịu buông, nhưng sau một lúc, anh lại đè người kia mà bóp cổ. Cha xứ lại can, hai người mới chịu thua, có lẽ vì xích mích nhau vì lời nói nào đó! Thật đáng tiếc!
Lần khác tôi cũng chứng kiến hai bà đi lễ, trước thánh lễ, hai người chửi nhau, một bà nói: “Tôi vào dự lễ đã, hồi nữa ra tôi sẽ tính sổ bà!” Sau thánh lễ, hai bà đánh nhau trước nhà thờ, vì chuyện ghen tương gì đó. Thật trớ trêu!
Có rất nhiều hoàn cảnh xảy ra cách tương tự như thế trong cuộc sống hằng ngày... Một cách khiêm tốn, xét mình chúng ta nhận thấy nhiều khi chúng ta đối xử tương tự như tên đầy tớ trong dụ ngôn, chúng ta thường dễ lên án và không thể tha thứ cho những sai lầm của người khác, nhưng lại dễ dãi với chính mình.
Mình làm ồn ào ảnh hưởng đến người xung quanh cả đêm khua thì không sao, nhưng ai làm ồn chút là chúng ta tố cáo họ sáp ván. Mình ngáy inh ỏm cả nhà không sao, nhưng ai đó ngủ ngáy, thì mình khó chịu, vân vân và vân vân... Thật vô lý!
Vì thế, Chúa Giêsu hôm nay mời gọi chúng ta hãy có lòng nhân từ, cảm thông và tha thứ của Thiên Chúa đối với tha nhân. Hãy cố gắng tha thứ, để Thiên Chúa cũng tha thứ cho chúng ta. Vì thế, chúng ta sống hai chữ F trong tiếng Anh: Forgive and forget! Tha thứ và quên đi lỗi lầm của tha nhân để sống thanh thản và hạnh phúc. Amen!