CHÚA NHẬT XXV THƯỜNG NIÊN
Lời Chúa: Is 55, 6-9; Pl 1,20c-24.27a; Mt 20, 1-16a
Thông thường theo sự công bằng, ai làm nhiều thì hưởng tiền lương nhiều, ai làm ít thì hưởng lương ít. Thế nhưng câu chuyện trong Tin Mừng hôm nay không theo tiêu chuẩn như thế.
1- Dụ ngôn ông chủ quảng đại
Ông chủ thuê thợ hành xử theo cách thức khác vượt trên sự công bằng đó. Dụ ngôn kể từ sáng sớm ông đã ra thuê thợ làm vườn nho cho mình. Ông đã thỏa thuận với họ là sẽ trả cho họ mỗi ngày một đồng. Nhưng khi đi ra ngoài, lúc giờ thứ ba (9 giờ sáng), thấy những người ở ngoài không làm gì, ông mời họ vào làm, đến giờ thứ sáu (12 giờ trưa) rồi giờ thứ chín (3 giờ chiều), và cả đến giờ thứ mười một (5 giờ chiều), ông cũng làm như thế. Chiều đến, ông gọi thợ lại mà trả tiền công cho họ, ông trả cho người thợ làm từ sáng sớm đúng một đồng như đã thỏa thuận và cho người làm giờ cuối cùng cũng một đồng. Xem ra có vẻ bất công! Nên những người làm nhiều giờ đã cằn nhằn và trách móc ông chủ. Nhưng xét cho cùng ông đã không có lỗi gì đến sự công bằng đối với họ, ở đây ông đã hành xử vượt trên sự công bằng, theo lòng quảng đại đối với những người làm sau (x. Mt 20,1-16a).
Với dụ ngôn này, Chúa Giêsu muốn ám chỉ rằng những người thợ đầu tiên được mời gọi bởi Thiên Chúa là những người Luật Sỹ, biệt phái và nói chung là tất cả những người Do Thái như là dân tộc được chọn và được thừa hưởng lời hứa từ các tổ phụ. Họ cho rằng chỉ có họ mới xứng đáng hưởng ơn cứu độ. Trái lại, những người thợ làm vườn nho vào giờ cuối cùng là những người tội lỗi và dân ngoại mà Chúa Giêsu đến để tìm kiếm họ và mời gọi họ vào đón nhận ơn cứu độ và lòng thương xót của Thiên Chúa.
2- Lòng quảng đại vượt trên sự công bình
Qua đó, Chúa Giêsu muốn chống một thứ tôn giáo và luân lý chỉ dựa trên công trạng của mình. Theo đó, những người Biệt Phái và Luật Sỹ đã loại bỏ khả năng được hưởng ơn cứu độ những người nghèo, người bị bỏ rơi và người tội lỗi. Đồng thời Chúa Giêsu loan báo sứ điệp mới mẻ rằng ơn cứu độ chủ yếu dựa trên sự nhưng không, lòng quảng đại và thương xót của Thiên Chúa. Người đặc biệt ám chỉ ông chủ vườn nho đó chính là Thiên Chúa. Điều này làm cho chúng ta ngạc nhiên! Cách hành xử của ông chủ chính là cách hành xử của Thiên Chúa. Thiên Chúa hành động và phân xử hoàn toàn khác với những so đo tính toán của con người. Như bài đọc I diễn tả: “Thật vậy, tư tưởng của ta không phải là tư tưởng của các ngươi, và đường lối của các ngươi không phải là đường lối của ta... Trời cao hơn đất chừng nào thì đường lối của Ta cũng cao hơn đường lối các người và tư tưởng của Ta cũng cao hơn tư tưởng các ngươi chừng ấy (Is 55,8-9).
Vậy thì dụ ngôn chủ vườn nho nói với chúng ta điều gì?
Trước hết dụ ngôn muốn nói với chúng ta rằng: Thiên Chúa hành xử với chúng ta không chỉ dựa trên sự công bằng nhưng là dựa trên tình yêu, lòng quảng đại và thương xót. Những người làm giờ thứ nhất được trả một đồng là theo tiêu chuẩn công bằng mà họ đã thỏa thuận. Nhưng những người làm giờ cuối cũng nhận được một đồng là theo tiêu chuẩn tình yêu và lòng quảng đại.
Dụ ngôn còn muốn nhận mạnh rằng: Nước Trời, ơn cứu độ không phải chủ yếu là phần thưởng, là công trạng do công sức chúng ta làm nên, nhưng là quà tặng, là hồng ân nhưng không của Thiên Chúa muốn ban cho tất cả mọi người không có loại trừ ai, kẻ cả những người đến giờ chót, miễn là họ mở lòng đón nhận, miễn là họ biết lắng nghe lời mời và cộng tác với Thiên Chúa.
3- Sự “vô lý” của Thiên Chúa là cơ hội cho chúng ta
Như thế, cách thức hành động của Thiên Chúa có vẻ ngược đời, vô lý và khác với lý luận của chúng ta. Các Giáo Phụ nói rằng: “Thiên Chúa không tính toán khi ban phát ân huệ của Người.” Hay như Đức Hồng Y Thuận nói cách dí dỏm: “Thiên Chúa không biết tính toán!” Nhưng chính sự “vô lý” của Thiên Chúa lại trở thành cơ hội, là lối vào cho chúng ta tới gần Thiên Chúa.
Nếu Thiên Chúa chỉ xét xử chúng ta theo sự công bằng thì chắc chắn chúng ta phải chết và bị luận phạt rồi. Bởi lẽ, chúng ta đã nhiều lần đắc tội với Người. Một cách khiêm tốn, phải thành thật thú nhận rằng, chúng ta chẳng xứng đáng và chẳng có công trạng gì để được cứu độ, nếu không nhờ vào lòng thương xót của Người.
Nhưng nếu Thiên Chúa hành xử với chúng ta theo tiêu chuẩn tình yêu và lòng từ bi của Người, thì đó là hy vọng, là cơ hội cho chúng ta được cứu độ.
Vì thế, trong mọi hoàn cảnh, bất kỳ lúc nào, giờ nào, cả giây phút cuối cùng trong cuộc đời, Thiên Chúa cũng mời gọi chúng ta trở về, cộng tác với Người làm vườn nho của Chúa, và dù làm nhiều hay làm ít, Thiên Chúa cũng ban ơn cứu độ, ân sủng cách dồi dào cho chúng ta theo lượng từ bi và nhân hậu của Người.
Tất cả chúng ta cũng được mời gọi đi vào logic của Thiên Chúa, logic của tình yêu, của lòng quảng đại. Nghĩa là hãy vươn tới tầm nhìn của Thiên Chúa, hãy mặc lấy tâm tình và cách cư xử của Đức Kitô, như thánh Phaolô nói: “Vì đối với tôi, sống là Đức Kitô” (Pl 1,21), để lượng giá cuộc đời không dựa theo tiêu chuẩn tính toán, hẹp hòi, ích kỷ, như những người thợ đầu tiên, nhưng theo tầm nhìn, tiêu chuẩn và đường lối của Thiên Chúa khi đối xử với tha nhân mình. Amen!
Lời Chúa: Is 55, 6-9; Pl 1,20c-24.27a; Mt 20, 1-16a
Thông thường theo sự công bằng, ai làm nhiều thì hưởng tiền lương nhiều, ai làm ít thì hưởng lương ít. Thế nhưng câu chuyện trong Tin Mừng hôm nay không theo tiêu chuẩn như thế.
1- Dụ ngôn ông chủ quảng đại
Ông chủ thuê thợ hành xử theo cách thức khác vượt trên sự công bằng đó. Dụ ngôn kể từ sáng sớm ông đã ra thuê thợ làm vườn nho cho mình. Ông đã thỏa thuận với họ là sẽ trả cho họ mỗi ngày một đồng. Nhưng khi đi ra ngoài, lúc giờ thứ ba (9 giờ sáng), thấy những người ở ngoài không làm gì, ông mời họ vào làm, đến giờ thứ sáu (12 giờ trưa) rồi giờ thứ chín (3 giờ chiều), và cả đến giờ thứ mười một (5 giờ chiều), ông cũng làm như thế. Chiều đến, ông gọi thợ lại mà trả tiền công cho họ, ông trả cho người thợ làm từ sáng sớm đúng một đồng như đã thỏa thuận và cho người làm giờ cuối cùng cũng một đồng. Xem ra có vẻ bất công! Nên những người làm nhiều giờ đã cằn nhằn và trách móc ông chủ. Nhưng xét cho cùng ông đã không có lỗi gì đến sự công bằng đối với họ, ở đây ông đã hành xử vượt trên sự công bằng, theo lòng quảng đại đối với những người làm sau (x. Mt 20,1-16a).
Với dụ ngôn này, Chúa Giêsu muốn ám chỉ rằng những người thợ đầu tiên được mời gọi bởi Thiên Chúa là những người Luật Sỹ, biệt phái và nói chung là tất cả những người Do Thái như là dân tộc được chọn và được thừa hưởng lời hứa từ các tổ phụ. Họ cho rằng chỉ có họ mới xứng đáng hưởng ơn cứu độ. Trái lại, những người thợ làm vườn nho vào giờ cuối cùng là những người tội lỗi và dân ngoại mà Chúa Giêsu đến để tìm kiếm họ và mời gọi họ vào đón nhận ơn cứu độ và lòng thương xót của Thiên Chúa.
2- Lòng quảng đại vượt trên sự công bình
Qua đó, Chúa Giêsu muốn chống một thứ tôn giáo và luân lý chỉ dựa trên công trạng của mình. Theo đó, những người Biệt Phái và Luật Sỹ đã loại bỏ khả năng được hưởng ơn cứu độ những người nghèo, người bị bỏ rơi và người tội lỗi. Đồng thời Chúa Giêsu loan báo sứ điệp mới mẻ rằng ơn cứu độ chủ yếu dựa trên sự nhưng không, lòng quảng đại và thương xót của Thiên Chúa. Người đặc biệt ám chỉ ông chủ vườn nho đó chính là Thiên Chúa. Điều này làm cho chúng ta ngạc nhiên! Cách hành xử của ông chủ chính là cách hành xử của Thiên Chúa. Thiên Chúa hành động và phân xử hoàn toàn khác với những so đo tính toán của con người. Như bài đọc I diễn tả: “Thật vậy, tư tưởng của ta không phải là tư tưởng của các ngươi, và đường lối của các ngươi không phải là đường lối của ta... Trời cao hơn đất chừng nào thì đường lối của Ta cũng cao hơn đường lối các người và tư tưởng của Ta cũng cao hơn tư tưởng các ngươi chừng ấy (Is 55,8-9).
Vậy thì dụ ngôn chủ vườn nho nói với chúng ta điều gì?
Trước hết dụ ngôn muốn nói với chúng ta rằng: Thiên Chúa hành xử với chúng ta không chỉ dựa trên sự công bằng nhưng là dựa trên tình yêu, lòng quảng đại và thương xót. Những người làm giờ thứ nhất được trả một đồng là theo tiêu chuẩn công bằng mà họ đã thỏa thuận. Nhưng những người làm giờ cuối cũng nhận được một đồng là theo tiêu chuẩn tình yêu và lòng quảng đại.
Dụ ngôn còn muốn nhận mạnh rằng: Nước Trời, ơn cứu độ không phải chủ yếu là phần thưởng, là công trạng do công sức chúng ta làm nên, nhưng là quà tặng, là hồng ân nhưng không của Thiên Chúa muốn ban cho tất cả mọi người không có loại trừ ai, kẻ cả những người đến giờ chót, miễn là họ mở lòng đón nhận, miễn là họ biết lắng nghe lời mời và cộng tác với Thiên Chúa.
3- Sự “vô lý” của Thiên Chúa là cơ hội cho chúng ta
Như thế, cách thức hành động của Thiên Chúa có vẻ ngược đời, vô lý và khác với lý luận của chúng ta. Các Giáo Phụ nói rằng: “Thiên Chúa không tính toán khi ban phát ân huệ của Người.” Hay như Đức Hồng Y Thuận nói cách dí dỏm: “Thiên Chúa không biết tính toán!” Nhưng chính sự “vô lý” của Thiên Chúa lại trở thành cơ hội, là lối vào cho chúng ta tới gần Thiên Chúa.
Nếu Thiên Chúa chỉ xét xử chúng ta theo sự công bằng thì chắc chắn chúng ta phải chết và bị luận phạt rồi. Bởi lẽ, chúng ta đã nhiều lần đắc tội với Người. Một cách khiêm tốn, phải thành thật thú nhận rằng, chúng ta chẳng xứng đáng và chẳng có công trạng gì để được cứu độ, nếu không nhờ vào lòng thương xót của Người.
Nhưng nếu Thiên Chúa hành xử với chúng ta theo tiêu chuẩn tình yêu và lòng từ bi của Người, thì đó là hy vọng, là cơ hội cho chúng ta được cứu độ.
Vì thế, trong mọi hoàn cảnh, bất kỳ lúc nào, giờ nào, cả giây phút cuối cùng trong cuộc đời, Thiên Chúa cũng mời gọi chúng ta trở về, cộng tác với Người làm vườn nho của Chúa, và dù làm nhiều hay làm ít, Thiên Chúa cũng ban ơn cứu độ, ân sủng cách dồi dào cho chúng ta theo lượng từ bi và nhân hậu của Người.
Tất cả chúng ta cũng được mời gọi đi vào logic của Thiên Chúa, logic của tình yêu, của lòng quảng đại. Nghĩa là hãy vươn tới tầm nhìn của Thiên Chúa, hãy mặc lấy tâm tình và cách cư xử của Đức Kitô, như thánh Phaolô nói: “Vì đối với tôi, sống là Đức Kitô” (Pl 1,21), để lượng giá cuộc đời không dựa theo tiêu chuẩn tính toán, hẹp hòi, ích kỷ, như những người thợ đầu tiên, nhưng theo tầm nhìn, tiêu chuẩn và đường lối của Thiên Chúa khi đối xử với tha nhân mình. Amen!