I. ƠN GỌI LÀ GÌ?
Ơn gọi là lời mời gọi của Thiên Chúa dành cho người được mời gọi, đồng thời cũng là sự đáp trả của con người trước lời mời gọi đó. Theo định nghĩa này, để có một ơn gọi, phải có hai yếu tố: yếu tố ân sủng của Thiên Chúa và yếu tố đáp trả của con người. Nếu thiếu một trong hai yếu tố thì không thể có một ơn gọi. Chúng ta cùng tìm hiểu ý nghĩa của ơn gọi. Theo cái nhìn của Giáo hội, từ “ơn gọi” có nhiều ý nghĩa khác nhau.
1. Ý nghĩa I: Lời mời gọi trở thành một người tốt
Với tư cách là một con người, tất cả chúng ta đều được mời gọi trở thành một người tốt và sống tốt đời sống mình. Bởi vì mọi người được tạo dựng theo hình ảnh Thiên Chúa (x. St 1,27). Lời mời gọi tới sự tốt lành được viết trong trái tim mỗi người và tiềm ẩn trong ơn gọi làm người. Thế nên, bất cứ ai là người, dù ở đâu, quốc tịch nào, chủng tộc nào... đều được mời gọi trở thành một con người đích thực, một người tốt.
Nhưng làm sao để trở thành một người tốt? Xin thưa: chúng ta trở thành một người tốt nhờ việc cố gắng sống các nhân đức luân lý và nhân bản: đó là những nhân đức mà chúng ta học được và rèn luyện nhờ những cố gắng của mình như khôn ngoan, công bình, can đảm, tiết độ, vị tha, quảng đại, ngay thẳng, thật thà, trung thành, thương người... Đặc biệt khi mỗi người sống theo tiếng nói lương tâm ngay thẳng: làm lành, lánh dữ. Đó là luật tự nhiên mà Thiên Chúa đã khắc ghi trong lòng mỗi người. Như thế, muốn trở nên một người tốt, chúng ta phải sống theo luật tự nhiên và những giá trị nhân bản.
2. Ý nghĩa II: Lời mời gọi trở thành một Kitô hữu tốt
Ơn gọi thứ hai cao hơn ơn gọi ở trên là lời mời gọi tới đức tin. Đây là ơn gọi đức tin, ơn gọi nên thánh. Khi lĩnh nhận phép Rửa, chúng ta được Thiên Chúa mời gọi trở thành những người Kitô hữu tốt, trở thành một người môn đệ đích thực của Chúa Kitô. Trở thành một người Kitô hữu tốt là trở nên một vị thánh. Liên quan đến điều này, Công đồng Vaticanô II quả quyết: “Vì thế, mọi người đều thấy rõ ràng tất cả các Kitô hữu, bất cứ theo bậc sống hay địa vị nào, đều được kêu gọi tiến đến sự viên mãn của đời sống Kitô giáo và đến sự trọn lành của đức ái.”[1]
Theo đó, mục đích của đời sống Kitô hữu là trở thành những vị thánh. Chúng ta trở thành những vị thánh nhờ việc càng ngày càng sống tốt các nhân đức đối thần: Tin, Cậy, Mến.
Câu chuyện sau đây minh chứng điều chúng ta vừa trình bày: Cha Timothy Dolan là một linh mục ở Mỹ, được Tòa thánh chọn làm Tổng Giám mục một giáo phận lớn và quan trọng ở Mỹ. Sau khi nhậm chức, một nhà báo hỏi ngài rằng: “Thưa ngài, khi trở thành một Tổng Giám mục như thế, ngài đã tìm được mục đích trong Giáo hội rồi phải không?” Ngài trả lời: “Không!” Và ngài giải thích: “Mục đích của đời tôi là trở thành một vị thánh, và để trở thành vị thánh là một hành trình dài phải theo đuổi. Bây giờ, nhiệm vụ của tôi như là một Tổng Giám mục là mời gọi các linh mục, các tu sĩ nam nữ và giáo dân của Giáo phận này trở thành những vị thánh.”[2]
Tương tự như thế, trách nhiệm của linh mục, tu sĩ và giáo dân là trở thành những vị thánh và giúp người khác trở nên thánh theo bậc sống của mình trong Giáo Hội.
3. Ý nghĩa III: Lời mời gọi sống những ơn gọi riêng biệt
Ơn gọi thứ ba đó là lời mời gọi sống đức tin theo những cách thế riêng biệt trong Giáo hội. Ơn gọi riêng biệt này chỉ dành cho những ai được Thiên Chúa mời gọi để cộng tác với Thiên Chúa, nhằm xây dựng Nước Trời nhờ đặc sủng riêng biệt hay cách thế riêng như lập gia đình, linh mục, tu sĩ, và sống độc thân giữa đời.
Thông thường chúng ta nghĩ ơn gọi chỉ áp dụng cho một số đối tượng rất hẹp, đó là các linh mục và các tu sĩ. Chúng ta cần phải có cái nhìn rộng hơn và khi nói cầu nguyện cho ơn gọi, chúng ta không chỉ cầu nguyện cho những ai đi tu nhưng còn cho những ai sống đời sống gia đình nữa.
Như thế, trong Giáo hội có nhiều cách thế, nhiều con đường để nên thánh và việc khám phá ơn gọi của mỗi người là rất quan trọng. Chúng ta cần tìm hiểu, suy nghĩ, cầu nguyện và bàn hỏi với người khôn ngoan, với các linh mục để xem Chúa muốn mình theo ơn gọi nào phù hợp với bản thân.
II. Ý NGHĨA ƠN GỌI TRONG THÁNH KINH
Thiên Chúa kêu gọi và con người đáp trả
Kinh Thánh là một nguồn phong phú các thông tin về ơn gọi. Nó có thể được gọi là một cuốn sách nói về lịch sử ơn gọi. Nghĩa là Kinh Thánh chứa đựng những câu chuyện về nhiều người được Thiên Chúa kêu gọi cộng tác vào chương trình cứu độ của Thiên Chúa. Chúng ta học được gì từ Kinh Thánh về ơn gọi?
1. Ý nghĩa thứ nhất:
Trước hết, ơn gọi được xây dựng dựa trên một mối tương quan giữa Thiên Chúa (người gọi) và một con người (người đáp trả). Theo đó, ơn gọi không phải là “một cái gì,” không phải là cứng nhắc và tĩnh, nhưng là “tương quan” rất sống động, luôn biến đổi và lớn lên. Lịch sử của mỗi ơn gọi là lịch sử về một cuộc đối thoại và đi vào tương quan giữa tình yêu Thiên Chúa và sự đáp trả tự do của một người.
Ví dụ trong Cựu Ước:
Ơn gọi của Abraham: Chúa gọi ông lên đường, nhưng ông không biết đi đâu, ông đã phó thác cho Chúa, nhờ đức tin. Ông được gọi là tổ phụ của những người tin Chúa (x. Xh 12,1-5 tt).
Ơn gọi của Môsê: Chúa gọi ông khi ông đi chăn cừu, để làm người lãnh đạo dân Do Thái thoát ách nô lệ Ai Cập tiến về Đất Hứa (x. Xh 3,1-12).
Ơn gọi của Giêrêmia: Chúa gọi ông từ trong lòng mẹ. Chúa gọi làm tiên tri khi còn là con nít, không biết ăn nói, nhưng Chúa bảo vệ ông (x. Gr 1,4-10).
Ví dụ trong Tân Ước:
Ơn gọi của các môn đệ đầu tiên: Simon, Anrê, Gioan, Giacôbê... là những người quê mùa, chất phác, nhưng Chúa biến đổi thành những ngư phủ lưới người (x. Mc 1,16-20).
Ơn gọi của Matthêu và Giakêu là những người thu thuế, Chúa đến gọi và hoán cải. Matthêu trở thành Tông đồ của Chúa (x. Mt 9,9tt; Lc 19,1-10)...
Ơn gọi của Phaolô: một người bách hại đạo, trở thành Tông đồ Dân ngoại (Cv 9,3-7)...
2. Ý nghĩa thứ hai:
Ơn gọi bắt đầu không phải từ chúng ta nhưng từ Thiên Chúa. Thiên Chúa đi bước trước, thổi vào trong lòng chúng ta, ban cho chúng ta khát khao và ước muốn phục vụ Chúa trong Giáo hội. Chúng ta hãy nhớ Chúa Giêsu nói: “Không phải các con đã chọn Thầy, nhưng chính Thầy đã chọn các con để các con đi và mang lại hoa trái, và để hoa trái các con tồn tại” (Ga 15,16).
3. Ý nghĩa thứ ba:
Ơn thiên triệu là một mệnh lệnh. Nghĩa là lời mời gọi của Thiên Chúa như là một lệnh truyền, lời mời gọi đó đụng chạm một cách sâu xa đến người được gọi. Thiên Chúa đòi hỏi người đó phải thay đổi toàn bộ đời sống, từ bỏ tất cả để theo Chúa và phục vụ Nước Trời.
III. ĐIỀU KIỆN ĐỂ THEO CHÚA
Theo bản văn của Luca 9,57-62, có ba trường hợp:
1. Trường hợp I và điều kiện I: Sống khó nghèo
Một người nói với Chúa rằng: “Thưa Thầy, Thầy đi đâu, tôi cũng xin đi theo.” Chúa Giêsu trả lời: “Con chồn có hang, chim trời có tổ, nhưng Con Người không có chỗ tựa đầu.”
Trong trường hợp này, người thanh niên này cho thấy sự sẵn sàng đáp trả, sẵn sàng theo Chúa. Nhưng lòng khát khao, sự nhiệt tâm chưa đủ, cần phải có những điều kiện khác. Theo Chúa phải có những phẩm chất về sức khỏe, tâm lý, đạo đức và có khả năng tri thức...
Chúa Giêsu, ở đây, không nói là có nhận người đó hay không, nhưng Chúa nói: “Con chồn có hang, chim trời có tổ, nhưng Con Người không có chỗ tựa đầu.” Nghĩa là Chúa mời gọi người đó phải biết biện phân ơn gọi theo Chúa. Đi theo Chúa không phải để có nhiều tiền, có địa vị, có một đời sống vui vẻ, đầy đủ tiện nghi và sung túc, hay được làm lớn trong Giáo hội... nhưng theo Chúa là sống nghèo khó như Chúa: đến nỗi nghèo hơn cả con chồn, con chim vì chúng còn có chỗ ở, còn Chúa không có chỗ tựa đầu. Cuộc đời tại thế của Đức Giêsu Nadarét được tóm tắt khó nghèo như thế này: sinh ra ở ngoài đồng, sống ở trên đường và chết ở trên đồi! Ngài là Đấng giàu có đã trở nên nghèo khó, trút bỏ hết để cứu độ loài người (x. Pl 1,1-10). Thế nên, theo Chúa là trở nên giống Chúa, nghĩa là bắt chước sống nghèo khó vì Nước Trời. Kitô giáo không chủ trương bần cùng hóa, nhưng vì Đức Kitô đã trở nên nghèo khó và chọn sống nghèo như là con đường để cứu độ, nên ai muốn theo Chúa phải khấn giữ đức khó nghèo. Vì theo Chúa không phải là để có gì, nhưng là để sống với Chúa và sống như Chúa.
2. Trường hợp II và điều kiện II: Không được do dự
Trường hợp thứ hai: chính Chúa Giêsu mời gọi một người đi theo Ngài: “Anh hãy theo tôi! Người ấy thưa: Thưa Thầy, xin cho phép tôi về chôn cất cha tôi trước đã. Đức Giêsu bảo: Cứ để kẻ chết chôn kẻ chết của họ. Còn anh, anh hãy đi loan báo Triều Đại Thiên Chúa” (Lc 9,60-61).
Lần này, chính Chúa mời gọi anh theo Ngài, nhưng người đó là xin phép về chôn cất cha anh đã. Chúa bảo: hãy để kẻ chết chôn kẻ chết. Ở đây, Chúa Giêsu không có ý nói rằng chữ hiếu đối với cha mẹ là không quan trọng, và đi tu là không còn phải lo sống giới răn thảo hiếu cha mẹ nữa. Nhưng ai muốn làm môn đệ Chúa phải biết ưu tiên tìm kiếm Nước Trời, chọn Chúa là trên hết và không được do dự. Chúng ta không thể đi theo Chúa nếu cứ chờ cho đến khi cha mình qua đời rồi mới theo. Theo Chúa phải biết đặt lại trật tự giá trị: Chúa là trên hết, là ưu tiên hàng đầu, vì Chúa và vì Nước Trời, còn mọi cái khác là thứ yếu. Lời mời gọi của Ngài là không được trì hoãn và phải vượt lên tất cả, dám hy sinh những thứ khác để chọn Chúa và lời mời gọi của Ngài. Ai chần chừ thì không thể theo Chúa được. Đây là trường hợp cần có sự đáp trả của con người đúng thời điểm Chúa gọi, đáp trả một cách dứt khoát và mau mắn. Chúng ta phải biết nắm bắt cơ hội Chúa trao và đáp trả cách dứt khoát, không do dự, không chần chừ.
3. Trường hợp III và điều kiện III: Biết từ bỏ
Trường hợp thứ ba: “Một người khác nữa lại nói: Thưa Thầy, tôi xin theo Thầy, nhưng xin cho cho phép tôi từ biệt gia đình trước đã. Đức Giêsu bảo: Ai đã tra tay cầm cày mà còn ngoái lại đằng sau, thì không thích hợp với Nước Trời” (Lc 9,61-62).
Trường hợp này là trường hợp ơn gọi thiếu từ bỏ. Theo Chúa phải từ bỏ. Theo Chúa Kitô không cho phép chúng ta hối tiếc, lưu luyến, hay có những thoả hiệp. Nếu những mối tương quan ràng buộc chúng ta, làm cản trở chúng ta đi theo Chúa như gia đình, bạn bè, tình cảm, nghề nghiệp... hoặc là nhiều lời mời mọc hấp dẫn của các thú vui, hưởng lạc, làm cho chúng ta một đàng “vừa muốn theo Chúa” một đàng “muốn ngoái lại đằng sau...” như thế là không thích hợp với Nước Trời. Theo Chúa phải biết từ bỏ những gì cản trở ơn gọi chúng ta kể cả gia đình, bạn bè, người yêu, nghề nghiệp, sở thích...
Đây là điều kiện để theo Chúa: “Từ bỏ nhà cửa, anh em, chị em, mẹ cha, con cái hay ruộng đất, vì Thầy và vì Tin mừng.” Và Chúa hứa phần thưởng cho những ai biết từ bỏ: “Ngay bây giờ, ở đời này, lại không nhận được nhà cửa, anh em, chị em, mẹ, con hay ruộng đất, gấp trăm, cùng với sự ngược đãi, và sự sống vĩnh cửu ở đời sau” (Mc 10,28-31).
Như thế, mỗi người chúng ta được mời gọi trở thành một người tốt, một Kitô hữu tốt và một linh mục hay tu sĩ tốt. Thiên Chúa mời gọi chúng ta và mỗi người phải biết quãng đại đáp trả.
Nguyện xin Thiên Chúa ban ơn sủng Thánh Thần cho chúng ta để chúng ta biết mau mắn đáp trả và cộng tác với Thiên Chúa trong chương trình cứu độ của Người.
IV. CÂU HỎI SUY GẪM
1. Tôi được Chúa mời gọi vào ơn gọi nào?
2. Tôi đáp trả lời mời gọi của Chúa như thế nào?
3. Tôi có quyết tâm gì trong việc đáp trả lời mời gọi của Chúa?
Lm. Phêrô Nguyễn Văn Hương
[1] Công Đồng Vatican II (Phân Khoa Thần Học – Học Viện Giáo Hoàng Piô X dịch), Lumen Gentium 40 (Đà Lạt: 1972), 216.
[2] Câu chuyện này được một giáo sư ở trường Đại Học Gregoriana – Rôma kể lại cho tôi nghe, nên không tìm được nguồn trích từ sách nào cả.
Ơn gọi là lời mời gọi của Thiên Chúa dành cho người được mời gọi, đồng thời cũng là sự đáp trả của con người trước lời mời gọi đó. Theo định nghĩa này, để có một ơn gọi, phải có hai yếu tố: yếu tố ân sủng của Thiên Chúa và yếu tố đáp trả của con người. Nếu thiếu một trong hai yếu tố thì không thể có một ơn gọi. Chúng ta cùng tìm hiểu ý nghĩa của ơn gọi. Theo cái nhìn của Giáo hội, từ “ơn gọi” có nhiều ý nghĩa khác nhau.
1. Ý nghĩa I: Lời mời gọi trở thành một người tốt
Với tư cách là một con người, tất cả chúng ta đều được mời gọi trở thành một người tốt và sống tốt đời sống mình. Bởi vì mọi người được tạo dựng theo hình ảnh Thiên Chúa (x. St 1,27). Lời mời gọi tới sự tốt lành được viết trong trái tim mỗi người và tiềm ẩn trong ơn gọi làm người. Thế nên, bất cứ ai là người, dù ở đâu, quốc tịch nào, chủng tộc nào... đều được mời gọi trở thành một con người đích thực, một người tốt.
Nhưng làm sao để trở thành một người tốt? Xin thưa: chúng ta trở thành một người tốt nhờ việc cố gắng sống các nhân đức luân lý và nhân bản: đó là những nhân đức mà chúng ta học được và rèn luyện nhờ những cố gắng của mình như khôn ngoan, công bình, can đảm, tiết độ, vị tha, quảng đại, ngay thẳng, thật thà, trung thành, thương người... Đặc biệt khi mỗi người sống theo tiếng nói lương tâm ngay thẳng: làm lành, lánh dữ. Đó là luật tự nhiên mà Thiên Chúa đã khắc ghi trong lòng mỗi người. Như thế, muốn trở nên một người tốt, chúng ta phải sống theo luật tự nhiên và những giá trị nhân bản.
2. Ý nghĩa II: Lời mời gọi trở thành một Kitô hữu tốt
Ơn gọi thứ hai cao hơn ơn gọi ở trên là lời mời gọi tới đức tin. Đây là ơn gọi đức tin, ơn gọi nên thánh. Khi lĩnh nhận phép Rửa, chúng ta được Thiên Chúa mời gọi trở thành những người Kitô hữu tốt, trở thành một người môn đệ đích thực của Chúa Kitô. Trở thành một người Kitô hữu tốt là trở nên một vị thánh. Liên quan đến điều này, Công đồng Vaticanô II quả quyết: “Vì thế, mọi người đều thấy rõ ràng tất cả các Kitô hữu, bất cứ theo bậc sống hay địa vị nào, đều được kêu gọi tiến đến sự viên mãn của đời sống Kitô giáo và đến sự trọn lành của đức ái.”[1]
Theo đó, mục đích của đời sống Kitô hữu là trở thành những vị thánh. Chúng ta trở thành những vị thánh nhờ việc càng ngày càng sống tốt các nhân đức đối thần: Tin, Cậy, Mến.
Câu chuyện sau đây minh chứng điều chúng ta vừa trình bày: Cha Timothy Dolan là một linh mục ở Mỹ, được Tòa thánh chọn làm Tổng Giám mục một giáo phận lớn và quan trọng ở Mỹ. Sau khi nhậm chức, một nhà báo hỏi ngài rằng: “Thưa ngài, khi trở thành một Tổng Giám mục như thế, ngài đã tìm được mục đích trong Giáo hội rồi phải không?” Ngài trả lời: “Không!” Và ngài giải thích: “Mục đích của đời tôi là trở thành một vị thánh, và để trở thành vị thánh là một hành trình dài phải theo đuổi. Bây giờ, nhiệm vụ của tôi như là một Tổng Giám mục là mời gọi các linh mục, các tu sĩ nam nữ và giáo dân của Giáo phận này trở thành những vị thánh.”[2]
Tương tự như thế, trách nhiệm của linh mục, tu sĩ và giáo dân là trở thành những vị thánh và giúp người khác trở nên thánh theo bậc sống của mình trong Giáo Hội.
3. Ý nghĩa III: Lời mời gọi sống những ơn gọi riêng biệt
Ơn gọi thứ ba đó là lời mời gọi sống đức tin theo những cách thế riêng biệt trong Giáo hội. Ơn gọi riêng biệt này chỉ dành cho những ai được Thiên Chúa mời gọi để cộng tác với Thiên Chúa, nhằm xây dựng Nước Trời nhờ đặc sủng riêng biệt hay cách thế riêng như lập gia đình, linh mục, tu sĩ, và sống độc thân giữa đời.
Thông thường chúng ta nghĩ ơn gọi chỉ áp dụng cho một số đối tượng rất hẹp, đó là các linh mục và các tu sĩ. Chúng ta cần phải có cái nhìn rộng hơn và khi nói cầu nguyện cho ơn gọi, chúng ta không chỉ cầu nguyện cho những ai đi tu nhưng còn cho những ai sống đời sống gia đình nữa.
Như thế, trong Giáo hội có nhiều cách thế, nhiều con đường để nên thánh và việc khám phá ơn gọi của mỗi người là rất quan trọng. Chúng ta cần tìm hiểu, suy nghĩ, cầu nguyện và bàn hỏi với người khôn ngoan, với các linh mục để xem Chúa muốn mình theo ơn gọi nào phù hợp với bản thân.
II. Ý NGHĨA ƠN GỌI TRONG THÁNH KINH
Thiên Chúa kêu gọi và con người đáp trả
Kinh Thánh là một nguồn phong phú các thông tin về ơn gọi. Nó có thể được gọi là một cuốn sách nói về lịch sử ơn gọi. Nghĩa là Kinh Thánh chứa đựng những câu chuyện về nhiều người được Thiên Chúa kêu gọi cộng tác vào chương trình cứu độ của Thiên Chúa. Chúng ta học được gì từ Kinh Thánh về ơn gọi?
1. Ý nghĩa thứ nhất:
Trước hết, ơn gọi được xây dựng dựa trên một mối tương quan giữa Thiên Chúa (người gọi) và một con người (người đáp trả). Theo đó, ơn gọi không phải là “một cái gì,” không phải là cứng nhắc và tĩnh, nhưng là “tương quan” rất sống động, luôn biến đổi và lớn lên. Lịch sử của mỗi ơn gọi là lịch sử về một cuộc đối thoại và đi vào tương quan giữa tình yêu Thiên Chúa và sự đáp trả tự do của một người.
Ví dụ trong Cựu Ước:
Ơn gọi của Abraham: Chúa gọi ông lên đường, nhưng ông không biết đi đâu, ông đã phó thác cho Chúa, nhờ đức tin. Ông được gọi là tổ phụ của những người tin Chúa (x. Xh 12,1-5 tt).
Ơn gọi của Môsê: Chúa gọi ông khi ông đi chăn cừu, để làm người lãnh đạo dân Do Thái thoát ách nô lệ Ai Cập tiến về Đất Hứa (x. Xh 3,1-12).
Ơn gọi của Giêrêmia: Chúa gọi ông từ trong lòng mẹ. Chúa gọi làm tiên tri khi còn là con nít, không biết ăn nói, nhưng Chúa bảo vệ ông (x. Gr 1,4-10).
Ví dụ trong Tân Ước:
Ơn gọi của các môn đệ đầu tiên: Simon, Anrê, Gioan, Giacôbê... là những người quê mùa, chất phác, nhưng Chúa biến đổi thành những ngư phủ lưới người (x. Mc 1,16-20).
Ơn gọi của Matthêu và Giakêu là những người thu thuế, Chúa đến gọi và hoán cải. Matthêu trở thành Tông đồ của Chúa (x. Mt 9,9tt; Lc 19,1-10)...
Ơn gọi của Phaolô: một người bách hại đạo, trở thành Tông đồ Dân ngoại (Cv 9,3-7)...
2. Ý nghĩa thứ hai:
Ơn gọi bắt đầu không phải từ chúng ta nhưng từ Thiên Chúa. Thiên Chúa đi bước trước, thổi vào trong lòng chúng ta, ban cho chúng ta khát khao và ước muốn phục vụ Chúa trong Giáo hội. Chúng ta hãy nhớ Chúa Giêsu nói: “Không phải các con đã chọn Thầy, nhưng chính Thầy đã chọn các con để các con đi và mang lại hoa trái, và để hoa trái các con tồn tại” (Ga 15,16).
3. Ý nghĩa thứ ba:
Ơn thiên triệu là một mệnh lệnh. Nghĩa là lời mời gọi của Thiên Chúa như là một lệnh truyền, lời mời gọi đó đụng chạm một cách sâu xa đến người được gọi. Thiên Chúa đòi hỏi người đó phải thay đổi toàn bộ đời sống, từ bỏ tất cả để theo Chúa và phục vụ Nước Trời.
III. ĐIỀU KIỆN ĐỂ THEO CHÚA
Theo bản văn của Luca 9,57-62, có ba trường hợp:
1. Trường hợp I và điều kiện I: Sống khó nghèo
Một người nói với Chúa rằng: “Thưa Thầy, Thầy đi đâu, tôi cũng xin đi theo.” Chúa Giêsu trả lời: “Con chồn có hang, chim trời có tổ, nhưng Con Người không có chỗ tựa đầu.”
Trong trường hợp này, người thanh niên này cho thấy sự sẵn sàng đáp trả, sẵn sàng theo Chúa. Nhưng lòng khát khao, sự nhiệt tâm chưa đủ, cần phải có những điều kiện khác. Theo Chúa phải có những phẩm chất về sức khỏe, tâm lý, đạo đức và có khả năng tri thức...
Chúa Giêsu, ở đây, không nói là có nhận người đó hay không, nhưng Chúa nói: “Con chồn có hang, chim trời có tổ, nhưng Con Người không có chỗ tựa đầu.” Nghĩa là Chúa mời gọi người đó phải biết biện phân ơn gọi theo Chúa. Đi theo Chúa không phải để có nhiều tiền, có địa vị, có một đời sống vui vẻ, đầy đủ tiện nghi và sung túc, hay được làm lớn trong Giáo hội... nhưng theo Chúa là sống nghèo khó như Chúa: đến nỗi nghèo hơn cả con chồn, con chim vì chúng còn có chỗ ở, còn Chúa không có chỗ tựa đầu. Cuộc đời tại thế của Đức Giêsu Nadarét được tóm tắt khó nghèo như thế này: sinh ra ở ngoài đồng, sống ở trên đường và chết ở trên đồi! Ngài là Đấng giàu có đã trở nên nghèo khó, trút bỏ hết để cứu độ loài người (x. Pl 1,1-10). Thế nên, theo Chúa là trở nên giống Chúa, nghĩa là bắt chước sống nghèo khó vì Nước Trời. Kitô giáo không chủ trương bần cùng hóa, nhưng vì Đức Kitô đã trở nên nghèo khó và chọn sống nghèo như là con đường để cứu độ, nên ai muốn theo Chúa phải khấn giữ đức khó nghèo. Vì theo Chúa không phải là để có gì, nhưng là để sống với Chúa và sống như Chúa.
2. Trường hợp II và điều kiện II: Không được do dự
Trường hợp thứ hai: chính Chúa Giêsu mời gọi một người đi theo Ngài: “Anh hãy theo tôi! Người ấy thưa: Thưa Thầy, xin cho phép tôi về chôn cất cha tôi trước đã. Đức Giêsu bảo: Cứ để kẻ chết chôn kẻ chết của họ. Còn anh, anh hãy đi loan báo Triều Đại Thiên Chúa” (Lc 9,60-61).
Lần này, chính Chúa mời gọi anh theo Ngài, nhưng người đó là xin phép về chôn cất cha anh đã. Chúa bảo: hãy để kẻ chết chôn kẻ chết. Ở đây, Chúa Giêsu không có ý nói rằng chữ hiếu đối với cha mẹ là không quan trọng, và đi tu là không còn phải lo sống giới răn thảo hiếu cha mẹ nữa. Nhưng ai muốn làm môn đệ Chúa phải biết ưu tiên tìm kiếm Nước Trời, chọn Chúa là trên hết và không được do dự. Chúng ta không thể đi theo Chúa nếu cứ chờ cho đến khi cha mình qua đời rồi mới theo. Theo Chúa phải biết đặt lại trật tự giá trị: Chúa là trên hết, là ưu tiên hàng đầu, vì Chúa và vì Nước Trời, còn mọi cái khác là thứ yếu. Lời mời gọi của Ngài là không được trì hoãn và phải vượt lên tất cả, dám hy sinh những thứ khác để chọn Chúa và lời mời gọi của Ngài. Ai chần chừ thì không thể theo Chúa được. Đây là trường hợp cần có sự đáp trả của con người đúng thời điểm Chúa gọi, đáp trả một cách dứt khoát và mau mắn. Chúng ta phải biết nắm bắt cơ hội Chúa trao và đáp trả cách dứt khoát, không do dự, không chần chừ.
3. Trường hợp III và điều kiện III: Biết từ bỏ
Trường hợp thứ ba: “Một người khác nữa lại nói: Thưa Thầy, tôi xin theo Thầy, nhưng xin cho cho phép tôi từ biệt gia đình trước đã. Đức Giêsu bảo: Ai đã tra tay cầm cày mà còn ngoái lại đằng sau, thì không thích hợp với Nước Trời” (Lc 9,61-62).
Trường hợp này là trường hợp ơn gọi thiếu từ bỏ. Theo Chúa phải từ bỏ. Theo Chúa Kitô không cho phép chúng ta hối tiếc, lưu luyến, hay có những thoả hiệp. Nếu những mối tương quan ràng buộc chúng ta, làm cản trở chúng ta đi theo Chúa như gia đình, bạn bè, tình cảm, nghề nghiệp... hoặc là nhiều lời mời mọc hấp dẫn của các thú vui, hưởng lạc, làm cho chúng ta một đàng “vừa muốn theo Chúa” một đàng “muốn ngoái lại đằng sau...” như thế là không thích hợp với Nước Trời. Theo Chúa phải biết từ bỏ những gì cản trở ơn gọi chúng ta kể cả gia đình, bạn bè, người yêu, nghề nghiệp, sở thích...
Đây là điều kiện để theo Chúa: “Từ bỏ nhà cửa, anh em, chị em, mẹ cha, con cái hay ruộng đất, vì Thầy và vì Tin mừng.” Và Chúa hứa phần thưởng cho những ai biết từ bỏ: “Ngay bây giờ, ở đời này, lại không nhận được nhà cửa, anh em, chị em, mẹ, con hay ruộng đất, gấp trăm, cùng với sự ngược đãi, và sự sống vĩnh cửu ở đời sau” (Mc 10,28-31).
Như thế, mỗi người chúng ta được mời gọi trở thành một người tốt, một Kitô hữu tốt và một linh mục hay tu sĩ tốt. Thiên Chúa mời gọi chúng ta và mỗi người phải biết quãng đại đáp trả.
Nguyện xin Thiên Chúa ban ơn sủng Thánh Thần cho chúng ta để chúng ta biết mau mắn đáp trả và cộng tác với Thiên Chúa trong chương trình cứu độ của Người.
IV. CÂU HỎI SUY GẪM
1. Tôi được Chúa mời gọi vào ơn gọi nào?
2. Tôi đáp trả lời mời gọi của Chúa như thế nào?
3. Tôi có quyết tâm gì trong việc đáp trả lời mời gọi của Chúa?
Lm. Phêrô Nguyễn Văn Hương
[1] Công Đồng Vatican II (Phân Khoa Thần Học – Học Viện Giáo Hoàng Piô X dịch), Lumen Gentium 40 (Đà Lạt: 1972), 216.
[2] Câu chuyện này được một giáo sư ở trường Đại Học Gregoriana – Rôma kể lại cho tôi nghe, nên không tìm được nguồn trích từ sách nào cả.