Is 60,1-6 ; Ep 3,2-3a.5-6 ; Mt 2,1-12
Hôm nay, chúng ta cử hành
Chúa Nhật Lễ Hiển Linh, hay Lễ Ba Vua. Từ cổ xưa, Giáo Hội gọi lễ này là “Lễ Ánh
Sáng” để nói rằng Con Thiên Chúa ra đời là Ánh Sáng cho muôn dân. Ngày nay, phụng
vụ gọi lễ này là lễ Chúa Hiển Linh.
Từ “hiển linh” được dịch từ tiếng Hy Lạp là Epiphania, có nghĩa là sự tỏ mình ra, sự bày tỏ vinh quang. Quả thật, việc Ngôi Hai Thiên Chúa làm người là biến cố Thiên Chúa tỏ mình ra với nhân loại. Người bày tỏ tình yêu, ơn cứu độ và vinh quang Thiên Chúa cho muôn dân qua Ba Vua. Bởi thế, Lời Chúa hôm nay nói về việc Hài Nhi Giêsu tỏ mình cho Ba Vua, đồng thời mời gọi chúng ta cũng lên đường như Ba Vua để thờ lạy Người.
1- Đấng Cứu Độ của muôn dânTừ “hiển linh” được dịch từ tiếng Hy Lạp là Epiphania, có nghĩa là sự tỏ mình ra, sự bày tỏ vinh quang. Quả thật, việc Ngôi Hai Thiên Chúa làm người là biến cố Thiên Chúa tỏ mình ra với nhân loại. Người bày tỏ tình yêu, ơn cứu độ và vinh quang Thiên Chúa cho muôn dân qua Ba Vua. Bởi thế, Lời Chúa hôm nay nói về việc Hài Nhi Giêsu tỏ mình cho Ba Vua, đồng thời mời gọi chúng ta cũng lên đường như Ba Vua để thờ lạy Người.
Trong lịch sử cứu độ,
Thiên Chúa tỏ mình cho nhân loại qua nhiều cách khác nhau. Như thánh Phaolô
nói: “Thuở xưa, nhiều lần nhiều cách, Thiên
Chúa đã phán dạy cha ông chúng ta qua các ngôn sứ; nhưng vào thời sau hết này,
Thiên Chúa đã phán dạy chúng ta qua Thánh Tử” (Dt 1,1).
Quả
thế, Trong Cựu Ước Thiên Chúa đã tỏ mình cho loài người qua công trình sáng tạo,
qua các trung gian con người. Thiên Chúa ban Lề Luật cho con người qua Môsê.
Thiên Chúa ký kết giao ước với loài người qua tổ phụ Ápraham. Thiên Chúa ban Lời
Chúa và giáo huấn của Người qua các tiên tri.
Đến
thời Tân Ước, thời kỳ viên mãn, Thiên Chúa mạc khải mình qua Chúa Con, Ngôi Lời
nhập thể và được sinh ra bởi Đức Maria. Người là Thiên Chúa thật và là người thật.
Qua Đức Giêsu, Thiên Chúa hiện diện một cách hữu hình và trực tiếp với nhân loại.
Đức Giêsu Kitô là Đấng Cứu Độ duy nhất và phổ quát của nhân loại. Đúng như lời
ngôn sứ tiên báo: “Đoàn dân đang ngồi trong cảnh tối tăm đã nhìn thấy một ánh
sáng huy hoàng, những kẻ đang ngồi trong vùng bóng tối của tử thần nay được ánh
sáng bừng lên chiếu rọi” (Mt 4,16). Bởi thế, ai thấy Chúa Giêsu Kitô là nhìn thấy
Chúa Cha. Ai tin vào Chúa Giêsu thì sẽ được ơn cứu độ.
Thời xưa,
người Do Thái quan niệm rằng chỉ có Dân riêng mới được hưởng ơn cứu độ của Thiên
Chúa. Nhưng qua biến cố Hiển Linh này, Thiên Chúa muốn cho mọi
người được cứu độ và nhận biết chân lý. Ơn cứu độ Chúa Kitô mang lại là phổ
quát, cho hết mọi người không loại trừ một
ai.
2- Theo ánh sao chỉ đường
Khi
nhận ra “ngôi sao lạ” xuất hiện, Ba Vua từ Phương Đông đã lên đường tìm đến
Bêlem để triều bái Người (Mt,2,7). Hành trình Đức Tin của họ chắc chắn gặp nhiều
khó khăn và thử thách. Như ngạn ngữ nói: “Đường đi không khó vì ngăn sông cách
núi, nhưng khó vì lòng người ngại núi e sông.” Dù đường đi khó vì ngăn sông
cách núi, nhưng Ba Vua đã không ngại núi e sông, không nản chí sờn lòng. Dưới sự
hướng dẫn của ngôi sao chỉ đường, họ đã vượt qua tất cả để đến gặp Đấng Cứu Thế.
Khi gặp Chúa Hài Đồng, họ dâng lên Chúa vàng, nhũ hương, mộc dược. Các Giáo Phụ
giải thích rằng những tặng phẩm này mang nhiều ý nghĩa: “Dâng hương để nhận Người
là Chúa, dâng vàng để nhận Người là Vua, và dâng mộc dược để loan báo Người sẽ
chết” (thánh Phêrô Kim Ngôn). Tuy nhiên, ngày nay ba tặng phẩm này được giải
thích theo nghĩa khác: vàng tượng trưng cho đức tin vào thiên tính của Đấng
Thiên Sai; nhũ hương tượng trưng cho đức cậy là lời cầu nguyện như hương trầm
bay lên để tôn vinh Chúa; mộc dược tượng trưng cho đức mến là sự hy sinh và sự
từ bỏ ý riêng để vâng theo ý Chúa.
Một
chi tiết đáng quan tâm được thánh Mátthêu ghi lại: sau khi đã gặp Đấng Cứu Thế,
họ không trở lại gặp vua Hêrôđê nữa, nhưng đã đi lối khác mà về xứ mình (Mt
2,12). Chi tiết này mang ý nghĩa biểu tượng. Nghĩa là sau khi họ đã gặp Chúa
Giêsu, họ đã thay đổi hướng đi, thay đổi suy nghĩ, từ bỏ con đường cũ, và đi
vào con đường mới; họ có tầm nhìn mới, suy nghĩ mới và cuộc sống mới. Những ai
gặp Chúa đều có sự biến đổi tận căn như thế.
3- Những ánh sao cho con người hôm nay
Bài học
trước hết mà chúng ta học được từ mẫu gương của Ba Vua đó là lòng khát khao, hy
sinh và dấn thân trong việc tìm kiếm Thiên Chúa. Nếu không có khát khao và dấn
thân tìm Chúa, chúng ta sẽ không bao giờ gặp Chúa.
Cũng như
Ba Vua đã nhìn thấy ngôi sao lạ và họ đã lên đường tìm vị Cứu Tinh, chúng ta có
Lời Chúa như là ánh sao dẫn đường chúng ta đi gặp gỡ Thiên Chúa.
Cũng như
Ba Vua, chúng ta hãy dâng cho Chúa Hài Đồng những lễ vật: vàng là lòng mến của
chúng ta; trầm hương là lời cầu nguyện sốt sắng, lòng biết ơn dâng lên Chúa để
tạ ơn Người; và mộc dược chính là sự hy sinh, cố gắng phục vụ của chúng ta cho
Người.
Cũng như
Ba Vua, sau khi gặp Chúa, họ thay đổi đời sống, chúng ta cũng được mời gọi thay
đổi lối sống cũ, mặc lấy con người mới và sống theo hệ giá trị Tin Mừng.
Ngày hôm
nay, nhiều người vẫn còn đang sống trong bóng tối lầm lạc, chưa nhận biết và tôn
thờ Chúa Giêsu là Đấng Cứu Độ. Chúng ta được mời gọi trở thành những “ánh sao dẫn
đường” đưa họ đến với Chúa như Lời Chúa dạy: “Chính anh em là ánh
sáng cho trần gian” (Mt 5,14); “Giữa một thế hệ sa đọa, anh
em hãy chiếu sáng như những vì sao trên vòm trời” (Pl
2,15).
Lạy Chúa, Chúa đã tỏ mình ra cho Ba Vua
nhận biết và đến thờ lạy Chúa qua ánh sao lạ dẫn đường, xin cho chúng con luôn
tin nhận và tôn thờ Chúa là Đấng Cứu Độ của muôn dân. Đồng thời, xin biến đổi
chúng con thành những ánh sao dẫn đường cho người khác đến gặp và tôn thờ Chúa
như Chúa đáng được tôn thờ. Amen!
Lm. Phêrô Nguyễn Văn Hương
No comments:
Post a Comment