Friday, 8 November 2019

Tóm tắt Giáo huấn về Ba Ngôi của thánh Tôma Aquinô


1. Nguồn ảnh hưởng: Augustinô, Boêtiô và Aristote
2. Giáo huấn:
- Khởi đi từ yếu tính (duy nhất tính) => phân biệt các ngôi vị.
- Phân chia: Deo Uno và Deo Trino
- Deo Uno: Thiên Chúa duy nhất: về bản thể, phẩm tính, quyền năng, cấp bậc…
- Deo Trino: về nguồn gốc, tương quan, ngôi vị, sứ vụ…

a. Nguồn gốc:
Nơi TC, có hai sinh hoạt chính yếu: lý trí và tình yêu.
Nên có hai phát xuất: Cha là nguyên lý phát xuất ra Con = lý trí (nhiệm sinh).
Cha là nguyên lý phát xuất Thánh Thần = tình yêu (nhiệm xuất).
b. Tương quan
Nơi TC, tương quan đồng nhất với yếu tính.
Có mấy tương quan: Có 4 tương quan: Cha – Con = cương vị Cha; Con – Cha = cương vị Con; Cha/Con – Thánh Thần = sự Tương Ái; Thánh Thần – Cha/Con = Ái Xuất.
Nhưng có ba tương quan (trụ tồn) tạo thành ngôi vị: Bởi vì sự Tương Ái là hành vi chung cho cả Cha và Con.
c. Ngôi vị
Ngôi vị thần linh là tương quang trên cơ sở bản thể, nghĩa là trên cơ sở bản thể trụ tồn trong bản tính thần linh.”
Hoặc: Ngôi vị là “các tương quan thực hữu (trụ tồn – relations subsistantes) đặt trên cơ sở thực chất của các nhiệm xuất.
Hoặc Ngôi vị là “bản thể có cá vị, trên cơ sở nó có nghĩa là cái gì đó độc nhất vô nhị trong một loại bản thể.”
Khi tương quan đối lập và không thể trao đổi qua lại cho nhau được, thì tương quan đó, nơi TC, tạo ra các ngôi vị: Cương vị Cha = Ngôi Cha; Cương vị Con = Ngôi Con; Ái Xuất thuộc về Ngôi vị Thánh Thần.
d. Những đặc trưng riêng của Ngôi Vị (appropriations or proprietas personalis) riêng…
- Cha: Principium non de principio; bất khả nhiệm sinh (innascibilitas), phụ hệ (paternitas)
- Con: Principium de principio, nhiệm sinh (generatio), tử hệ;
- Thánh Thần: Principaliter, nhiệm suy, (nhiệm xuất) Spiratio Passiva, Tình yêu…
c. Sứ vụ (missio)
Có hai phát xuất = có hai sứ vụ (được sai).
Sứ vụ của Con: qua lý trí = mạc khải.
Sứ vụ của Thánh Thần: qua tình yêu = thánh hóa.

Tóm lại:
1 = Thiên Chúa duy nhất
2= hai phát xuất, hai sứ vụ;
3= Ba tương quan thực định= Ba ngôi: Phụ hệ = Cha, tử hệ = Con, Nhiệm suy = Thánh Thần;
4= Bốn tương quan (phụ hệ, tử hệ, chủ suy và thụ suy) và bốn hành vi đặc niệm (Sinh thành, nhiệm sinh, Chủ suy, và Thụ suy.
5= Năm đặc niệm: Bất khả nhiệm sinh, phụ hệ, tử hệ, chủ suy, thụ suy.


Nhận định:
- Phát triển giáo huấn thành một hệ thống lý luận mạch lạc theo chân trời của hữu thể luận và yếu tính luận. Đó là đóng góp lớn cho nền thần học.
- Giới hạn: duy yếu tính luận; - xa rời lịch sử cứu độ và Kinh Thánh; chẳng hạn: Con không chỉ phát xuất qua lý trí mà qua tình yêu như Kinh Thánh diễn tả.



No comments:

Post a Comment