Saturday, 28 December 2019

Để gia đình hạnh phúc

LỄ THÁNH GIA THẤT
Hc 3,3-7.14-17; Cl 3,12-21; Mt 2,13-15.19-23
Hôm nay, chúng ta long trọng cử hành lễ Thánh Gia Thất, là gia đình của Chúa Giêsu, Đức Maria và thánh Giuse. Dựa vào Lời Chúa trong thánh lễ này, chúng ta chiêm ngắm gia đình Thánh Gia như mẫu gương tuyệt hảo cho mỗi gia đình học hỏi khi đối diện với những khó khăn thử thách. Chúng ta suy tư về những đức tính cần thiết của một gia đình phải có cho sự phát triển nhân bản và nên thánh của mỗi người trong gia đình.

Tuesday, 24 December 2019

Hài Nhi Giêsu là ai?


LỄ GIÁNG SINH (LỄ NGÀY)
Is 52,7-10; Dt 1,1-6; Ga 1,1-18
Trong ngày mừng đại lễ Sinh Nhật Chúa Giêsu, chúng ta cùng nhau tìm hiểu câu trả lời cho câu hỏi: “Hài Nhi Giêsu là ai?”

Tình Yêu Giáng Sinh

LỄ GIÁNG SINH (LỄ ĐÊM) Is 9,1-6; Tt 2,11-14; Lc 2,1-14
Trong đêm mừng Con Chúa giáng sinh, chúng ta suy niệm về tình yêu Thiên Chúa thể hiện qua mầu nhiệm Con Thiên Chúa nhập thể làm người và ở giữa chúng ta.

Thursday, 19 December 2019

Thiên Chúa ở cùng chúng ta

CHÚA NHẬT IV MÙA VỌNG
Is 7,10-14; Rm 1,1-7; Mt 1,18-24
Chúng ta đang tiến gần tới lễ Giáng Sinh với việc cử hành Chúa Nhật IV Mùa Vọng. Lời Chúa hôm nay giới thiệu với chúng ta chủ đề “Đấng Emmanuen - Thiên Chúa ở cùng chúng ta.” Chủ đề này như là sợi chỉ đỏ xuyên suốt cả ba bài đọc. Chúng ta tìm hiểu về ý nghĩa của danh hiệu Emmanuen.

Những ngày Phụng vụ Ưu tiên Mùa vọng


St 49,2.8-10; Mt 1,1-17
Đọc bản gia phả của Chúa Giêsu được thánh Mátthêu tường thuật làm chúng ta có cảm giác khô khan vì một chuỗi dài chỉ liệt kê các tên gọi và con số mà không có gì hơn. Nhưng nếu chúng ta chịu khó suy nghĩ chút thì ẩn bên trong những loạt tên và con số đó chứa đựng những sứ điệp rất ý nghĩa:

Friday, 13 December 2019

Chúa là niềm vui của con

CHÚA NHẬT III MÙA VỌNG 
Is 35,1-6a.8a.10; Gc 5,7-10; Mt 11,2-11 

“Anh em hãy vui luôn trong niềm vui của Chúa. 
Tôi nhắc lại: vui lên anh em, Chúa đã gần đến” (Pl 4,4-5). 
Đó là những lời đầu tiên mà phụng vụ hôm nay chọn để dẫn chúng ta vào Chúa Nhật “của niềm vui” (Domenica Gaudete). Màu sắc phụng vụ trong thánh lễ này không phải là màu tím như thường lệ của Mùa Vọng, nhưng là màu hồng, diễn tả niềm vui mong chờ Chúa đến.

Thursday, 5 December 2019

Bình an đích thực

CHÚA NHẬT II MÙA VỌNG
Is 11,1-10; Rm 15,4-9; Mt 3,1-12
Chúng ta nghe lại những lời sau đây từ các bài đọc của Lời Chúa trong thánh lễ này: “Bấy giờ sói sẽ ở với chiên con, beo nằm bên dê nhỏ. Bò tơ và sư tử non được nuôi chung với nhau” (Is 11,6).
“Người sẽ đứng làm trọng tài giữa các quốc gia và phân xử cho muôn dân tộc” (Is 2,4).
“Thái bình thịnh trị tới này nào tuế nguyệt chẳng còn” (Thánh Vịnh đáp ca 72,7).

Friday, 29 November 2019

Có ai ngờ và có ai tỉnh thức?

CHÚA NHẬT I MÙA VỌNG NĂM A 
Is 2,1-5; Rm 13,11-14; Mt 24,37-44
Hôm nay, cùng với toàn thể Giáo Hội, chúng ta bắt đầu phụng vụ năm A của chu kỳ ba năm, với Chúa Nhật I Mùa Vọng. Mùa Vọng hướng chúng ta tới hai mục đích: Một đàng, chuẩn bị mừng Con Chúa giáng trần lần thứ nhất trong thân xác mọn hèn con người; đàng khác, giúp chúng ta biết trông chờ Chúa đến lần thứ hai trong vinh quang qua việc tập sống tỉnh thức để đón Chúa đến trong mỗi ngày sống của mình.

Friday, 22 November 2019

Người là Vua thật

CHÚA NHẬT XXXIV THƯỜNG NIÊN

2 Sm 5,1-3; Cl 1,12-20; Lc 23,35-43

Khép lại chu kỳ năm C, phụng vụ của ngày đại lễ hôm nay mời gọi chúng ta chiêm ngắm Chúa Kitô là Vua vũ trụ. Các bài đọc Lời Chúa mà chúng ta vừa nghe giúp khám phá ý nghĩa tước hiệu vua của Chúa Kitô, Nước Chúa Kitô và những điều kiện để vào Nước Chúa.

Thursday, 14 November 2019

Ai không làm thì đừng ăn

CHÚA NHẬT XXXIII THƯỜNG NIÊN

Ml 3,19-20a; Tv 97; 2 Tx 3,7-12; Lc 21,5-19
Chỉ còn hai tuần nữa chúng ta sẽ kết thúc năm phụng vụ. Khi nói về ngày tận cùng của thế giới, Lời Chúa hôm nay hướng chúng ta tới bổn phận phải xây dựng cuộc sống hiện tại qua các bài đọc, đặc biệt là trong bài đọc II, thánh Phaolô quả quyết: “Ai không làm thì đừng ăn!”

Monday, 11 November 2019

Để nên thánh trong cộng đoàn

THỨ HAI CHÚA NHẬT XXXII THƯỜNG NIÊN C
Lc 17,1-6
Bài Tin Mừng là sưu tập giáo huấn liên quan đến đời sống cộng đoàn: cớ vấp ngã, tha thứ và lòng tin. Cả ba có sự liện hệ mật thiết với nhau.
Trước hết, cớ vấp ngã: Trong tiếng Hy Lạp là từ scandalon, tiếng Anh gần giống: scandal. Nó có hai nghĩa: nó là chướng ngại, bạm bẫy, viên đá vấp chân làm cho ngã: Trong Kinh Thánh cớ vấp ngã là chính Chúa Giêsu, sự bách hại, thế gian và loài người… 

Friday, 8 November 2019

Tóm tắt Giáo huấn về Ba Ngôi của thánh Tôma Aquinô


1. Nguồn ảnh hưởng: Augustinô, Boêtiô và Aristote
2. Giáo huấn:
- Khởi đi từ yếu tính (duy nhất tính) => phân biệt các ngôi vị.
- Phân chia: Deo Uno và Deo Trino
- Deo Uno: Thiên Chúa duy nhất: về bản thể, phẩm tính, quyền năng, cấp bậc…
- Deo Trino: về nguồn gốc, tương quan, ngôi vị, sứ vụ…

Wednesday, 6 November 2019

Về cuộc sống mai hậu



CHÚA NHẬT XXXII THƯỜNG NIÊN
2 Mc 7,1-2,9-14; 2 Th 2,15-3,5; Lc 20,27-38

 
1- Vấn nạn về sự sống mai hậu
Gần cuối năm phụng vụ, chủ đề chính mà Lời Chúa hôm nay muốn giới thiệu là sự sống lại, hướng chúng ta tới cuộc sống mai sau. Đây là chủ đề được con người mọi thời quan tâm, cả những người Do Thái vào thời Chúa Giêsu và cả chúng ta hôm nay. 

Các hình thái loan báo Tin Mừng


BBT: Xin giới thiệu với độc giả bài viết của Michel Trương, ở Paris, muốn chia sẻ với trang gia Người Ngư Phủ những thao thức và nghiên cứu của mình về truyền giáo.

Mọi người đều có thể nhận xét được phạm vi hoạt động của Sứ vụ Loan báo Tin mừng thì khá bao la và đa diện. Vì đặc tính đó mà thông thường mỗi cá nhân, mỗi đoàn thể khi ý thức bổn phận mình đã chọn ra một lãnh vực nào đó trong Sứ vụ rồi ra sức gánh vác thi hành. Sự tôn trọng Tiếng gọi riêng nơi từng người là điều tất yếu, tuy nhiên đứng trên phương diện quan sát và thể hiện óc tổ chức của sinh hoạt tự nhiên con người thì xét thấy cũng khả thi để tạo ra một phương thức phân khúc nào đó nhằm hy vọng cho mọi tính năng hoạt động của Sứ vụ sẽ đạt được hữu hiệu hơn. 

Saturday, 2 November 2019

Cuộc hoán cải kỳ diệu

CHÚA NHẬT XXXI THƯỜNG NIÊN

Kn 11,22-12,2 ; 2Tx 1,11-2,2 ; Lc 19,1-10.
Trong tác phẩm nổi tiếng Những Kẻ Khốn Cùng (Les Misérables), văn hào Victor Hugo miêu tả câu chuyện về cuộc đời của Văn Giang (Han Valjean), một tên cướp của giết người đã từng bị ở tù 19 năm. Khi vừa được thả ra, anh đã phải nếm mùi khinh dể vì bị mọi người xa lánh: Bước vào tiệm ăn, anh liền bị chủ tiệm xua đuổi; vào nhà trọ, thì người gác cửa đã đóng sập cửa ngay trước mặt; đi qua lũ chó, thấy bộ dạng nhếch nhác râu ria của anh, chúng liền thi nhau sủa inh ỏi… Chỉ khi bước vào nhà Đức Giám mục Myriê, anh mới được tiếp đãi nồng hậu như một con người: Anh được ăn một bữa tối thật ngon, được nằm trên một chiếc giường êm ấm.

Thursday, 31 October 2019

Khi thần chết lên tiếng

LỄ CÁC ĐẲNG LINH HỒN
02/11
Rm 6,3-9; Ga 6,51-59 (Kn 3,1-9; Lc 23,33.39-43; Rm 5,4-11; Ga 17,24-26)
Cử hành lễ các Đẳng Linh Hồn là dịp rất thuận tiện để chúng ta suy tư về cái chết.
Trong Kinh Thánh, chúng ta tìm thấy những lời quả quyết khá rõ ràng trong sách Khôn Ngoan: “Thiên Chúa không làm ra cái chết, chẳng vui gì khi sinh mạng tiêu vong… Quả thế, Thiên Chúa đã sáng tạo con người cho họ được trường tồn bất diệt. Họ được dựng nên làm hình ảnh của bản tính Người. Nhưng chính vì quỷ dữ ganh tị mà cái chết đã xâm nhập thế gian (Kn 1,13.24).

Các Thánh là những ai?

LỄ CÁC THÁNH NAM NỮ
01/11
Kh 7,2-4,9-14; 1 Ga 3,1-3; Mt 5,1-12a

Ngày nay, các nhà khoa học đã phóng những tín hiệu vào trong vũ trụ, với hy vọng có thể nhận được những tín hiệu từ một số sinh vật thông minh trên những hành tinh đã mất tích. Giáo Hội luôn liên lạc với những dân cư thuộc thế giới khác – đó là các Thánh Nam Nữ trên trời, điều mà chúng ta tuyên xưng khi nói rằng: “Tôi tin Các Thánh thông công.” Nếu có những dân cư ngoài hệ mặt trời đã hiện hữu, sự hiệp thông với họ có lẽ là không thể, bởi vì giữa câu hỏi và câu trả lời là khoảng cách hàng triệu năm qua rồi. Tuy nhiên, ở đây, đối với chúng ta, câu trả lời là trực tiếp bởi vì có một trung tâm chung cho sự truyền thông và gặp gỡ này, đó là Đức Kitô Phục Sinh.

Friday, 25 October 2019

Cung cách của người Pharisêu và người thu thuế

CHÚA NHẬT XXX THƯỜNG NIÊN
Hc 35,15b-17.20-22a; 2 Tm 4,6-8.16-18; Lc 18,9,14

Tin Mừng Chúa Nhật này là dụ ngôn về người Pharisêu và người thu thuế. Câu đầu tiên giới thiệu về hai nhân vật: “Có hai người lên đền thờ cầu nguyện. Một người thuộc nhóm Pharisêu, còn người kia làm nghề thu thuế.”
Câu cuối mô tả về kết quả của cả hai nhân vật này: “Người này, khi trở xuống mà về nhà, thì đã được nên công chính rồi; con người kia thì không.”

Monday, 21 October 2019

Tóm tắt Thần học về Chúa Thánh Thần

Đề tài này trình bày theo dàn ý sau: (1) Chúa Thánh Thần trong mầu nhiệm Ba Ngôi, (2) Thần học về Chúa Thánh Thần, (3) Những đặc tính riêng của Chúa Thánh Thần, (4) Tạm Kết.
I. Ngôi vị tính và thần tính của Chúa Thánh Thần
1. Ngôi vị là gì?
Ngôi vị là chỗ đứng riêng của mình. Ngôi vị có gốc tiếng Hy Lạp (prosopon) hoặc (hypostasis) hay (persona trong tiếng La Tinh) nghĩa là khuôn mặt hay nguồn các mối tương quan. Hypostasis là cái đứng ở dưới, cái có thể tự hiện hữ nơi mình.

Saturday, 19 October 2019

Hãy luôn cầu nguyện luôn


CHÚA NHẬT XXIX THƯỜNG NIÊN
Xh 17,8-13a, 2 Tm 3,14-4,2; Lc 18,1-8

Lời Chúa của Chúa Nhật này dạy chúng ta phải kiên trì cầu nguyện.

Truyền giáo, Sứ vụ chính yếu của Người Kitô hữu

Trong Tông Huấn đầu tiên Evangelii Gaudium – Niềm vui Tin Mừng về việc Loan báo Tin Mừng trong thế giới ngày nay, Đức Giáo Hoàng Phanxicô mời gọi: “Tôi muốn hướng đến mọi Kitô hữu Công Giáo, mời gọi họ bước vào một giai đoạn mới của việc Phúc Âm hóa, được ghi dấu ấn của niềm vui này và lạch lối đi cho Giáo Hội trong những năm tới.”[1] Bởi lẽ, sứ vụ truyền giáo là sứ vụ chính yếu của Giáo Hội nói chung và của mọi Kitô hữu nói riêng. Đó là trách nhiệm tiên khởi của chúng ta.

Wednesday, 25 September 2019

Vô cảm là một tội ác!

Am 6,1a.4-7; 1 Tm 6,11-16; Lc 16,19-31

Mùa hè năm 2016, nhiều trang mạng đăng tải hình ảnh thương tâm của một bệnh nhân ở Sơn La chết, vì quá nghèo nên người nhà phải bó chiếu chở xe máy về quê. Hình ảnh đó khiến cộng đồng mạng xôn xao. Có ai đó đã tài khéo ghép tượng đài Hồ Chí Minh 1.400 tỷ ở tỉnh Sơn La với cảnh “người chết bó chiếu.” Bức ảnh này phản ảnh thực trạng bất công của xã hội Việt Nam hiện nay, một xã hội mà người ta có thể xây dựng “những tượng đài nghìn tỷ, nhưng sinh mạng con người thì như chiếc móng tay” (Cô giáo Trân Thị Lam).

Tuesday, 24 September 2019

Đào tạo con người toàn vẹn trong Đức Kitô

Có nhiều nhà giáo dục nhìn nhận rằng công cuộc đào tạo con người hôm nay có nguy cơ tập trung vào sự huấn luyện “các kỹ năng,” cung cấp kiến thức, chú trọng phần bên ngoài con người (external of person). Chẳng hạn, như giáo dục về cử chỉ, ăn mặc, phép lịch sự bên ngoài v.v... nhưng lại ít chú trọng đến việc huấn luyện bên trong con người ứng sinh (interior of person) như về con tim, tâm tư, tình cảm, động lực thúc đẩy, về chọn lựa, nhu cầu và giá trị.

Thursday, 12 September 2019

Niềm vui của Thiên Chúa


CHÚA NHẬT XXIV THƯỜNG NIÊN
Xh 32,7-11.13-14; 1Tm 1,12-17; Lc 15,1-32

Phụng vụ Lời Chúa hôm nay giới thiệu với chúng ta chương 15 của Tin Mừng Luca, được coi là chương của lòng thương xót, là cốt lõi của Tin Mừng này. Trong đó, bài Tin Mừng là sưu tập ba dụ ngôn mà Chúa dùng để trả lời cho sự phàn nàn của những người Biệt Phái và Luật Sĩ đã phê phán hành vi của Người, khi họ nói rằng: “Con người này đón tiếp những người tội lỗi và ngồi ăn với họ” (Lc 15,2).

Định Hướng Đào Tạo Linh Mục Trong Bối Cảnh Hiện Nay

Trước hết, con xin kính chào quý Đức Cha, quý Cha, quý Anh em,
Sau hơn 4 tháng tu nghiệp ở Rôma như được nạp thêm năng lượng, nay con trở lại tiếp tục công việc ở Chủng Viện. Con ý thức việc Đức Cha Phaolô và Ban Đào tạo cử con đi học với mục đích là để giúp cho chương trình đào tạo của Chủng Viện được tốt hơn. Nhân dịp khai giảng năm học mới, con xin chia sẻ một số điều mà con lĩnh hội từ khóa huấn luyện này:

Tuesday, 10 September 2019

Được gọi để được sai đi


Thứ Ba Chúa Nhật XXIII
Lc 6,12-19
Xin gợi với anh em một số điểm để suy niệm từ Lời Chúa hôm nay:
1. Trước hết, Chúa Giêsu cầu nguyện suốt đêm với Chúa Cha trước khi chọn 12 Tông Đồ. Sự kiện này mang một ý nghĩa thần học sâu xa: ơn gọi của họ và của chúng ta phát xuất và cắm rễ sâu trong cuộc đối thoại của Chúa Con với Chúa Cha. Tiên vàn, ơn gọi là ơn huệ nhưng không đến từ Chúa Cha (x. Mt 9,38). Người ta không thể tự mình trở thành môn đệ được, nhưng phải được Chúa chọn. Ơn gọi linh mục cũng thế, là ân huệ nhưng không đến từ Thiên Chúa, hơn là một phận vụ hay chức vụ, nên chúng ta phải cầu nguyện để được gọi và chọn, để rồi đáp trả với xác tín được chọn vì được yêu!

Saturday, 7 September 2019

Yêu Chúa trên hết mọi sự

CHÚA NHẬT XXIII THƯỜNG NIÊN
Kn 9, 13-18b; Phl 9b-10.12-17; Lc 14,25-33

Bài Tin Mừng của Chúa Nhật này chứng đựng những lời chối tai và khó hiểu đối với con người mọi thời. Cần phải giải thích đúng đắn để hiểu được ý nghĩa cốt lõi của nó. Chúng ta hãy nghe thánh Luca tường thuật:
“Khi ấy, có nhiều đám đông cùng đi với Chúa Giêsu, Người ngoảnh lại bảo họ rằng: Nếu ai đến với Tôi mà không bỏ cha mẹ, vợ con, anh chị em và cả mạng sống mình, thì không thể làm môn đệ Tôi. Còn ai không vác thập giá mình mà theo Tôi, thì không thể làm môn đệ Tôi... Cũng thế, bất kỳ ai trong các ngươi không từ bỏ tất cả của cải mình có, thì không thể làm môn đệ Tôi” (Lc 14,25-26.28b).

Thursday, 29 August 2019

Khiêm Tốn, con đường dẫn tới sự cao cả

CHÚA NHẬT XXII THƯỜNG NIÊN
Hc 3,17-18.20.28-29; Dt 12,18-19.22-24a; Lc 14,1.7-14

Phụng vụ Lời Chúa của Chúa Nhật này, mời gọi chúng ta suy tư về chủ đề khiêm nhường như là con đường dẫn tới sự cao cả. Trong thời đại hôm nay, có nhiều người muốn trở thành người tốt, người vĩ đại, người nổi tiếng, được mọi người biết đến và ca tụng. Tuy nhiên, có rất nhiều người hiểu sai về sự cao cả. Vậy sự cao cả đích thực của con người là gì? Đâu là con đường dẫn tới sự cao cả đích thực? Các bài đọc Lời Chúa hôm nay giải thích cho chúng ta hiểu thế nào là một người cao cả nhờ sống khiêm nhường.

Friday, 23 August 2019

Ngoài Giáo Hội có được cứu độ không?


CHÚA NHẬT XXI THƯỜNG NIÊN

Is 66,18-21; Dt 12,5-7.11-13; Lc 13,22-30
Ai sẽ được cứu độ và bao nhiêu người được cứu? Đó là câu hỏi rất được nhiều người quan tâm, thường được đặt ra vào thời Chúa Giêsu và ngay cả ngày hôm nay.

Friday, 16 August 2019

Tính Quyết Liệt của Tin Mừng

CHÚA NHẬT XX THƯỜNG NIÊN

Gr 38,4-6.8-10; Dt 12,1-4; Lc 12,49-53

Ở Chúa Nhật vừa rồi, chúng ta đã định nghĩa: tin không phải là tin vào một cái gì, vào một học thuyết, một ý thức hệ; tin không đơn thuần tuân giữ một số lề luật và một số tín điều; nhưng tin chính là gặp gỡ, gắn bó và bước theo Đức Kitô. Và như thế tin cũng có nghĩa là chọn cách sống, con đường, và giá trị mà Giêsu đề ra làm lý tưởng cho cuộc đời chúng ta để vươn tới.

Wednesday, 14 August 2019

Mẹ Toàn Thắng


LỄ TRỌNG ĐỨC MARIA HỒN XÁC LÊN TRỜI
Kh 11,19a,12,1-6a,10b; 1 Cr 15,20-26; Lc 1,39-56
Phụng vụ của ngày đại lễ Đức Maria hồn xác lên trời giới thiệu với chúng ta hai hình ảnh nổi bật nhưng đối lập nhau, được Sách Khải Huyền mô tả, đó là hình ảnh “con rồng đỏ” và “người phụ nữ”. Hai hình ảnh này nói với chúng ta điều gì? Chúng ta hãy khám phá ý nghĩa của chúng trong dịp đặc biệt này.

Friday, 9 August 2019

Tinh thức trước những thách đố mới

CHÚA NHẬT XIX THƯỜNG NIÊN
Kn 18,3.6-9; Dt 11,1-2. 8-19; Lc 12,32-48

Một trong những chủ đề chính của phụng vụ Lời Chúa hôm nay là đức tin. Tôi muốn chúng ta tập trung suy nghĩ đề tài này.

Khi được rửa tội, chúng ta mang một danh hiệu mới rất đẹp đó là “người Kitô hữu,” người tin vào Chúa Kitô, người theo và có Chúa Kitô. Chính vì thế khi bắt đầu nghi thức, linh mục đại diện Giáo Hội hỏi chúng ta: “Chúng con xin gì?” Cha mẹ chúng ta thưa: “Xin ơn đức tin.”

Friday, 2 August 2019

Phù vân và giá trị đích thực


Gv 1,2; 2,21-23; Cl 3,1-5.9-11; Lc 12,13-21
Phụng vụ Lời Chúa hôm nay gợi cho chúng ta chủ đề về ý nghĩa cuộc sống và thái độ cần có, đáng cho chúng ta suy gẫm và áp dụng vào đời sống mình. Chúng ta lần lượt tìm hiểu về sự phù vân được nói ở trong bài đọc I, về nền tảng của đời sống mới được nói trong bài đọc II, và thái độ cần có đối với của cải được đề cập trong bài Tin Mừng.

Friday, 26 July 2019

Pater noster, Lời Kinh đẹp nhất

CHÚA NHẬT XVII THƯỜNG NIÊN 
St 18,20-32; Cl 2,12-14; Lc 11,1-13 

Bài Tin Mừng theo thánh Luca hôm nay là trích đoạn từ chương 11,1-13, trong đó tác giả ghi lại cho chúng ta Kinh Lạy Cha, là lời kinh đẹp nhất và ý nghĩa nhất trong kinh nguyện Kitô giáo. Bởi lẽ, lời cầu nguyện này trực tiếp đến từ môi miệng của Chúa Giêsu, do Người dạy. Chúng ta hãy tưởng tượng mỗi ngày trên thế giới có biết bao nhiêu triệu người đọc Kinh này để cầu nguyện. 

Wednesday, 17 July 2019

Hai khuôn mặt, một sứ vụ


St 18,1-10a; Cl 1,24-28; Lc 10,38-42
Cầu nguyện và hoạt động là hai bổn phận chính yếu của người Kitô hữu, là hai nhịp sống của một sứ vụ Tông Đồ. Tin Mừng của Chúa Nhật XVI giới thiệu với chúng ta hai khuôn mặt nổi bật đại diện cho hai khuynh hướng này. Maria đại diện cho cầu nguyện, chiêm niệm, và lắng nghe Lời Chúa, còn Mácta đại diện cho hoạt động và phục vụ. Cả hai không tách biệt, cũng không loại trừ lẫn nhau, nhưng là bổ túc và thăng tiến cho nhau.

Thursday, 11 July 2019

Tình yêu, cốt lõi của Tin Mừng

CHÚA NHẬT XV MÙA THƯỜNG NIÊN 
Đnl 30,10-14; Cl 1,15-20; Lc 10,25-37 
Trong tác phẩm Quo Vadis của nhà văn Henry Sienkiewicz kể lại rằng: Một này nọ, một người ngoại giáo đến hỏi Thánh Phêrô khi ngài vừa tới Rôma: “Người Hy Lạp đem đến cho chúng tôi sự khôn ngoan, người La Mã chúng tôi có lề luật và quyền lực, còn tôn giáo của ông đem lại điều gì?” Thánh Phêrô không ngần ngại trả lời: “Tình yêu! Kitô giáo mang đến cho thế giới tình yêu.” 
Phụng vụ Lời Chúa Chúa Nhật XV giới thiệu với chúng ta một chủ đề đáng suy nghĩ, đó là: “Mến Chúa và yêu người.” Đây là luật mới và là cốt lõi của đời sống người Kitô hữu. 

Wednesday, 10 July 2019

Sứ mạng Truyền giáo


CHÚA NHẬT XIV THƯỜNG NIÊN C
Is 66,10-14c; Gl 6,14-18; Lc 10,1-12.17-20
Nếu Chúa Nhật tuần trước, Lời Chúa nói về việc Chúa kêu gọi mỗi người chúng ta “hãy theo Thầy” để làm môn đệ Chúa Kitô, thì với Chúa Nhật này, Lời Chúa nói về việc “Chúa sai chúng ta đi để truyền giáo.” Trong thánh lễ này, chúng ta tìm hiểu về sứ vụ này qua những điểm sau đây: Ai phải truyền giáo? Nội dung của lời rao giảng và cách thức rao giảng?

Thursday, 4 July 2019

Triều Đại Thiên Chúa đã đến gần


Is 66,10-14c; Gl 6,14-18; Lc 10,1-12.17-20
Nước Thiên Chúa, Nước Trời hay Triều Đại Thiên Chúa là những thành ngữ mà chúng ta đã được nghe nhiều lần, nên chúng không xa lạ với chúng ta. Tuy nhiên, để hiểu đúng ý nghĩa của nó như thế nào thì không phải là chuyện dễ dàng. Vì thế, trong thánh lễ hôm nay, chúng ta cần tìm hiểu về ý nghĩa lời loan báo của Chúa Giêsu: “Triều Đại Thiên Chúa đã đến gần.”

Thursday, 20 June 2019

Danh Ngài là Thương Xót

LỄ MÌNH MÁU THÁNH CHÚA, NĂM C

St 14,18-20; 1 Cr 11,23-26; Lc 9,11b-17

Thánh Gioan định nghĩa: “Thiên Chúa là tình yêu” (1 Ga 4,8). Tình yêu đó đã trở thành thương xót khi Thiên Chúa tạo dựng và cứu độ loài người. Xuyên qua lịch sử, Thiên Chúa mạc khải Người là vị Thiên Chúa thương xót qua danh thánh Giavê, qua danh thánh Giêsu và qua Giáo Hội.

Friday, 26 April 2019

Chỉ có Lòng Thương Xót Chúa mới cứu rỗi chúng ta


Ngày 08/12/2015, tại Đền Thờ Thánh Phêrô, Đức Thánh cha Phanxicô đã long trọng khai mạc Năm Lòng Thương Xót bằng việc mở cửa Năm Thánh trong ngày đại lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm. Ngài cũng truyền cho các giáo hội địa phương trên toàn thế giới cử hành và mở cửa Năm Thánh tại các nhà thờ chính tòa và các nhà thờ mẹ vào Chúa Nhật III Mùa Vọng, tức là vào ngày 13/12/2015.